Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
LỊCH TUẦN UBND XÃ QUẢNG THỌ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ, BAN, NGÀNH
HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
TRƯỜNG HỌC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Ngày cập nhật 16/04/2019

    Hiện nay dịch sốt xuất huyết (SXH) đang xảy ra trên địa bàn huyện Quảng Điền, trong 3 tháng đầu năm năm 2019 xuất hiện SXH tại các xã: Quảng Phú: 01 ca, Quảng Phước: 03ca, Quảng Vinh: 01 ca, Quảng An: 02 ca. Để giúp Cán bộ và nhân dân hiểu thêm về bệnh SXH cũng như mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này và biết cách phòng tránh cho bản thân. UBND xã cung cấp một số thông tin cần thiết về bệnh sốt xuất huyết.

    * Tại sao mọi người bị mắc SXH
    Bệnh SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút Dengue gây ra và muỗi vằn Aedes Aegypti là trung gian truyền bệnh. Muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virut mang sang đốt người lành mang bệnh. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch từ tháng 4 đến tháng 11.
    * Bệnh SXH có nguy hiểm không
   Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Bệnh có thể gây thành dịch lớn làm nhiều người mắc cùng lúc, gây khó khăn cho việc chăm sóc và điều trị, giảm sức lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu đến muộn có thể dẫn đến sốc, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, trụy tim mạch, tay tê liệt, hôn mê dẫn đến tử vong cao, đặc biệt là trẻ em.
 
 
Đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue. 
 
    * Làm sao nhận biết người mắc bệnh SXH
    Bệnh thường có các dấu hiệu sau:
+ Thể nhẹ: sốt cao đột ngột trên 38o C, kéo dài trong 2 – 7 ngày, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội vùng trán, đau sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu phát ban, không kèm theo ho, sổ mũi.
+ Thể nặng bao gồm các dấu hiệu trên và kèm theo:
Dấu hiệu xuất huyết: chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi cầu phân đen. Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng
    * Chúng ta cần phải  làm gì khi nghi ngờ bị SXH
    Khi nghi ngờ bị SXH thì đưa ngay người bệnh đến Trạm y tế xã để khám. Trường hợp nhẹ có thể chăm sóc tại nhà như sau:
+ Nghỉ ngơi tại nhà.
+ Cho uống nhiều nước, uống dung dịch Oresol, nước trái cây. Cho ăn nhẹ như: cháo, súp hoặc sữa.
+ Hạ sốt với Paracetamol, lau mát khi sốt cao
Theo dõi bệnh nhân nếu có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng (sốt li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến bệnh viện.
    * Các biện pháp phòng, chống SXH:                                                
    Cách tốt nhất để phòng chống SXH là thường xuyên diệt muỗi, diệt lăng quăng, ngủ mắc mùng.
- Hàng tuần thay nước bình hoa, súc rửa lu, loại bỏ vật phế thải và các ổ nước đọng để muỗi không có nơi sinh sản.
- Thả cá 7 màu để cá ăn lăng quăng trong lu nước, hồ nước khó súc rửa.
- Diệt muỗi bằng nhang trừ muỗi, vợt điện diệt muỗi, bình xịt muỗi ...
 
 
Vệ sinh nhà cửa và những nơi có thể là nơi sinh sản của muỗi
 
    * Cách tránh muỗi đốt:
- Không treo quần áo, mùng mền, vật dụng ở nơi tối tăm ẩm thấp để muỗi không có nơi trú đậu.
- Mặc quần áo dài, màu sáng để hạn chế muỗi đốt; ngủ mùng kể cả ban ngày, nhất là đối với trẻ nhỏ.
- Làm lưới chắn muỗi ở của sổ, cửa ra vào.
    Tóm lại, muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh SXH. Nếu không có lăng quăng, không có muỗi vằn thì không có bệnh SXH. Diệt lăng quăng, diệt muỗi để phòng chống Sốt xuất huyết là trách nhiệm của mỗi người. Cần tích cực tuyên truyền vận động mọi gia đình hàng tuần tổng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng ở các vật chứa nước trong nhà và xung quanh nhà để muỗi vằn không có nơi sinh sản.
 

 

Trần Kìm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.431.262
Truy cập hiện tại 1.149