Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
LỊCH TUẦN UBND XÃ QUẢNG THỌ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ, BAN, NGÀNH
HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
TRƯỜNG HỌC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 25/11/2021
Chiều ngày 18/11, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng các sở ngành liên quan tiếp và làm việc với đoàn công tác.
 
 

Buổi làm việc tập trung bàn các nội dung liên quan đến xây dựng vùng nguyên liệu trồng rừng gỗ lớn (FSC), mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chương trình khuyến nông...

Báo cáo với đoàn công tác, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Đình Đức cho biết, hiện nay trên địa bàn, vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng có chứng chỉ thuộc 04 huyện và 02 thị xã (Phong Điền, Phú Lộc, Nam Đông, ALưới, thị xã Hương Trà và Hương Thủy), đã ký hợp tác liên kết với các công ty để tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng có chứng chỉ đối với các HTX, lâm hộ trồng rừng có quy mô nhỏ và thành viên hợp tác xã. Đã thành lập được 25 hợp tác xã lâm nghiệp bền vững, mỗi HTX  xây dựng phương án sản xuất kinh doanh cụ thể và rõ ràng, sản xuất gắng với liên kết theo chuỗi giá trị. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao nhiệm vụ cho sở NN&PTNT xây dựng kế hoạch hỗ trợ bà con nông dân giai đoạn 2021-2025 về xây dựng mở rộng quy mô rừng trồng gỗ lớn, có chứng chỉ rừng tối thiểu là 12.000 ha với ít nhất trên 2.250 hộ nông dân/40HTX lâm nghiệp bền vững; có doanh nghiệp đầu mối bao tiêu toàn bộ sản phẩm gỗ lớn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh phát biểu tại buổi làm việc

Về chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tính đến năm 2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định phê duyệt, công nhận cho 25 sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Trong đó có 06 sản phẩm 4 sao và 19 sản phẩm 3 sao. Sau ngày 20/11/2021 Hội đồng cấp tỉnh đánh giá xếp hạng thêm 10 sản phẩm nâng tổng số lên 35 sản phẩm. Riêng 3 dự án sản phẩm OCOP 5 sao đang tiếp tục hoàn thiện và tỉnh sẽ tổ chức đánh giá vào giữa tháng 12/2021.

Đối với chương trình khuyến nông, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021-2025. Theo đó, các hoạt động khuyến nông tập trung vào các chương trình nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi chủ lực có thế mạnh của tỉnh, các tiến bộ kỹ thuật mới đặc biệt là các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sinh học, phương pháp canh tác mới, cơ giới hóa; liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Đến nay, toàn tỉnh có 59/94 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 62,8%. Thị xã Hương Thủy đang hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020,  Huyện Quảng Điền đã hoàn thiện hồ sơ thẩm tra cấp tỉnh và trình Trung ương xem xét thẩm định.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh khẳng định, Thừa Thiên Huế xác định sẽ phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường gắn với nâng cao thu nhập của người dân.  Tỉnh đang tập trung đẩy mạnh việc phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, giá trị cao; thúc đẩy xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chú trọng đào tạo nhân lực quản trị và lao động có kỹ thuật, tay nghề cao, nâng cao năng suất chất lượng và sức cạnh tranh nông sản, đặc sản của tỉnh... Mong muốn Bộ NN&PTNN có những quan tâm, đồng hành cùng địa phương, hỗ trợ cho ngành nông nghiệp phát triển bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam phát biểu kết luận

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đánh giá cao sự chủ động, quyết liệt, quyết tâm của Thừa Thiên Huế trong phát triển nông nghiệp. Tỉnh đã phát huy được lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển các sản phẩm, mô hình. Đã tập trung vào tái cơ cấu, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi thực sự có hiệu quả.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đánh giá cao việc tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm tốt việc đẩy mạnh phát triển vùng sản xuất nguyên liệu, sản xuất hữu cơ; phát triển sản phẩm OCOP và xây dựng xã "thông minh", đây là những mô hình cần được tiếp tục phát huy và nhân rộng trong thời gian tới. Bộ NN&PTNT sẽ chọn một số mô hình hiệu quả để xây dựng mô hình điểm cho toàn quốc.

Nhấn mạnh về mô hình phát triển vùng sản xuất nguyên liệu, Bộ NN&PTNT sẽ hỗ trợ địa phương một phần để đảm bảo được hạ tầng vùng sản xuất. Tạo điều kiện về đào tạo nguồn nhân lực và quản trị cho các hợp tác xã tổ chức sản xuất theo quy hoạch vùng nguyên liệu. Cùng với đó sẽ định hướng cùng các đơn vị chuyên môn xây dựng truy xuất nguồn gốc các sản phẩm đạt chuẩn. Liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp để hỗ trợ, bảo hiểm vốn cũng như đảm bảo việc thu mua sản phẩm cho các HTX, bà con nông dân.

Đoàn công tác tham quan mô hình xã "thông minh" tại Quảng Thọ, huyện Quảng Điền

Về một số đề xuất của tỉnh liên quan đến việc rà soát quy hoạch và tăng nguồn lực hỗ trợ xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật cho vùng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh; chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; ban hành cơ chế, chính sách cụ thể để hỗ trợ trực tiếp cho cán bộ làm nông thôn mới;... Đồng chí Thứ trưởng ghi nhận và giao nhiệm vụ cho đại diện các Cục, Tổng cục, Trung tâm thuộc Bộ nghiên cứu, xem xét hỗ trợ tỉnh.

Trước đó, vào sáng cùng ngày, đoàn công tác của Bộ NN&PNTT đã đến thăm mô hình trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC tại xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc; tham quan mô hình "xã thông minh" và các mô hình sản xuất hữu cơ tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền.

 

https://thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.437.720
Truy cập hiện tại 462