Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
LỊCH TUẦN UBND XÃ QUẢNG THỌ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ, BAN, NGÀNH
HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
TRƯỜNG HỌC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
XỬ LÝ NGHIÊM CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CHẬM GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐỂ TỒN ĐỌNG KÉO DÀI
Ngày cập nhật 15/07/2020
Phiên họp HĐND tỉnh không giấy tờ

    Bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc CCHC, năm 2019, các chỉ số đo lường của tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều cải thiện vị trí như: Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) xếp vị thứ 13 (tăng 3 bậc so với năm 2018); Chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) xếp vị thứ 2 (tăng 3 bậc); Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp vị thứ 20 (tăng 10 bậc); Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp thứ 5 (tăng 38 bậc).

Theo báo cáo của UBND tỉnh, toàn tỉnh có 2.132/2.132 thủ tục hành chính (TTHC) được đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, 9 Trung tâm Hành chính công cấp huyện và 145 Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả (TN&TKQ) cấp xã; trong đó công bố 1.135 TTHC thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích, chiếm 53,2% TTHC; phân theo dịch vụ công trực tuyến có 1.425 TTHC ở mức DVCTT mức độ 3, 4, chiếm tỷ lệ 66,9%.

Đến nay, việc thực hiện thanh toán trực tuyến đối với các DVCTT trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng DVC tỉnh đang được hoàn thiện; đã kết nối nền tảng thanh toán cổng DVC quốc gia, đang chờ xác nhận từ Cổng  DVC quốc gia.

Trong 5 tháng đầu năm 2020, tổng số hồ sơ yêu cầu giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh là 160.449 hồ sơ, tổng số hồ sơ tiếp nhận trực tuyến là 20.697 hồ sơ, chiếm tỉ lệ 12,9% trong đó số lượng hồ sơ yêu cầu giải quyết ở cấp huyện và cấp xã lớn song hồ sơ tiếp nhận trực tuyến chưa cao.

Năm 2019, các chỉ số đo lường của tỉnh có nhiều cải thiện vị trí: Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) xếp vị thứ 13 (tăng 3 bậc so với năm 2018); Chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) xếp vị thứ 2 (tăng 3 bậc); Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp vị thứ 20 (tăng 10 bậc); Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp thứ 5 (tăng 38 bậc). Tuy nhiên, những hạn chế về cơ sở vật chất và điều kiện làm việc tại bộ phận một cửa ở cấp xã vẫn chưa được khắc phục; chỉ số hài lòng của người dân (SIPAS) đối với sự phục vụ của cơ quan nhà nước còn quá thấp so với cả nước.

Thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến toàn tỉnh nhằm hướng đến nền hành chính thân thiện, phục vụ, hiện đại, hiệu quả. Trong đó, đẩy mạnh CCHC gắn liền với ứng dụng CNTT và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015; tăng cường tiếp nhận, giao trả trực tuyến TTHC mức độ 3, mức độ 4, tạo lập hồ sơ, tài khoản trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp, phấn đấu tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đạt từ 20% trở lên; tích hợp 30% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh với Cổng Dịch vụ công quốc gia; … theo Nghị quyết 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025.

Rà soát và giải quyết sớm các thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho những dự án lớn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, huy động mọi nguồn vốn xã hội vào sản xuất kinh doanh; xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị chậm giải quyết các thủ tục hành chính để tồn đọng kéo dài. Phấn đấu 01 tháng triển khai thực hiện 01 dự án có trị giá từ 100 tỷ trở lên.

Triển khai đồng bộ hệ thống quản lý văn bản, đảm bảo kết nối, liên thông bốn cấp; xây dựng hình ảnh "chính quyền thân thiện, phục vụ". Triển khai thực hiện các Kế hoạch cải thiện các chỉ số PAR-Index và chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) phấn đấu vị trí trong top 10 của cả nước; duy trì ICT ở hạng mức cao (năm 2019 xếp thứ 2) và đặc biệt nâng cao chỉ số hài lòng của người dân (SIPAS) đối với sự phục vụ của cơ quan nhà nước.

Tăng cường quản lý công tác tổ chức bộ máy và siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trên địa bàn tỉnh tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Hoàn thành Đề án “Hợp nhất các thiết chế Văn hóa - Thông tin cấp xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”Duy trì và triển khai thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nguồn: https://thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.422.122
Truy cập hiện tại 31