Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
LỊCH TUẦN UBND XÃ QUẢNG THỌ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ, BAN, NGÀNH
HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
TRƯỜNG HỌC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
TẠO SỰ ĐỒNG THUẬN CAO TRONG SẮP XẾP CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
Ngày cập nhật 08/04/2022
Nhờ thực hiện tốt việc quán triệt chủ trương về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) nên công tác sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh đã bảo đảm đúng quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, quy trình và tiến độ theo kế hoạch, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân.
 

Tinh gọn, hiệu quả

Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Thừa Thiên Huế không có ĐVHC cấp huyện thuộc diện cần sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021. Có 7 ĐVHC cấp xã có 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số chưa đạt 50% theo quy định và phải tiến hành sắp xếp.

Riêng đối với thành phố Huế, vẫn còn một số phường có quy mô diện tích nhỏ, gây khó khăn, cản trở trong công tác lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng nên cần thực hiện sắp xếp, sáp nhập.

Qua 2 đợt sắp xếp các ĐVHC, toàn tỉnh hiện có 9 ĐVHC cấp huyện (6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố); 141 ĐVHC cấp xã (95 xã, 39 phường và 7 thị trấn), giảm được 11 ĐVHC cấp xã. Trong các ĐVHC cấp xã bắt buộc phải sắp xếp, do các đơn vị này đa số ở vùng núi, để bảo đảm yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa làng xã, dân tộc, tính cộng đồng dân cư và yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương nên không thể nhập thêm ĐVHC thứ 3 để đạt 100% tiêu chuẩn theo quy định.

Thực hiện Kế hoạch số 05/KH-HĐND ngày 10/01/2021 của Thường trực HĐND tỉnh về "giám sát tình hình, kết quả sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2021", đoàn giám sát đã tổ chức làm việc tại các đơn vị, địa phương về tình hình, kết quả sắp xếp các ĐVHC trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2021. Kết quả giám sát cho thấy, số lượng cán bộ, công chức dôi dư so với quy định của Chính phủ là 211 người. Các địa phương đã thực hiện các phương án bố trí chuyển sang các đơn vị thiếu; tiếp nhận lên công chức huyện; cho nghỉ hưu đủ tuổi, thay thế cán bộ nghỉ hưu… và giải quyết chế độ chính sách hỗ trợ dôi dư cho 145 cán bộ, công chức. Hiện nay, đối với các ĐVHC mới vẫn còn dôi dư 64 người chưa được giải quyết; riêng các ĐVHC cấp xã trên địa bàn TP. Huế sau sắp xếp đã bố trí bảo đảm theo đúng quy định.

Đối với đội ngũ viên chức sự nghiệp y tế và giáo dục trên địa bàn cấp xã, sau khi sắp xếp ĐVHC cấp xã mới, các địa phương đã bố trí, sắp xếp và giải quyết chế độ chính sách hỗ trợ dôi dư cho 74/1.202 người (y tế 44, giáo dục 30), góp phần tinh gọn đội ngũ viên chức theo định mức quy định. Ngoài ra, tổng số lượng người hoạt động không chuyên trách dôi dư sau sắp xếp so với quy định là 156 người. Đến nay, đã được bố trí, sắp xếp và giải quyết chế độ chính sách hỗ trợ cho người hoạt động không chuyên trách dôi dư với kinh phí là hơn 3 tỷ đồng; qua đó, đã sắp xếp, bố trí số lượng đảm bảo theo quy định.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn đánh giá, việc sắp xếp tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị tại các ĐVHC sau sáp nhập về cơ bản đảm bảo theo quy định. Công tác sắp xếp, kiện toàn các tổ chức Đảng được thực hiện đồng thời với công tác sắp xếp ĐVHC cấp xã. Cấp ủy các cấp đã chỉ đạo triển khai tổ chức kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng ở ĐVHC mới trên cơ sở sắp xếp các tổ chức Đảng của ĐVHC cũ tương ứng, theo quy định. Công tác lựa chọn nhân sự được thực hiện công khai, dân chủ, đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn.

Tạo sự đồng thuận

Qua giám sát cho thấy, việc sắp xếp các ĐVHC cơ bản đảm bảo yếu tố đặc thù của địa phương về lịch sử, văn hóa, địa lý, phong tục tập quán; đời sống của người dân ở các ĐVHC cấp xã mới thành lập đã đi vào ổn định; góp phần xây dựng bộ máy chính quyền địa phương tinh gọn, hợp lý, đảm bảo hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, góp phần phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở những địa phương thuộc diện sắp xếp.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn, điều kiện cần để thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã là dựa vào tiêu chí về diện tích, dân số; điều kiện đủ là phải căn cứ vào vị trí địa lý, hoàn cảnh lịch sử, phong tục tập quán, dân tộc, tôn giáo, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Quá trình thực hiện phải bảo đảm sự đồng thuận của Nhân dân. “Mục tiêu cuối cùng là tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, tiết kiệm kinh phí, tiết kiệm biên chế. Qua giám sát, mục tiêu hướng đến là đánh giá sự đồng thuận của Nhân dân, năng lực hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh như thế nào, điều kiện cung cấp dịch vụ công có phù hợp với đặc thù từng địa phương, từng đơn vị, cần có đánh giá, rút kinh nghiệm” - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn nhấn mạnh.

HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh tiếp tục kéo dài thời gian sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức dôi dư theo quy định. Tiếp tục quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng cho các đơn vị mới được thành lập; có phương án hỗ trợ kinh phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình, cơ sở hạ tầng thiết yếu. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định về quy mô diện tích tự nhiên, dân số đối với ĐVHC phù hợp với tình hình thực tế của từng vùng, miền. Đồng thời, tiếp tục quan tâm, xem xét đến yếu tố đặc thù của một số địa phương, không thực hiện việc sắp xếp trong giai đoạn 2022 – 2030 đối với ĐVHC cấp xã không đáp ứng được các tiêu chí theo quy định về diện tích tự nhiên và quy mô dân số.

 

https://thuathienhue.gov.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.416.349
Truy cập hiện tại 2.173