Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
LỊCH TUẦN UBND XÃ QUẢNG THỌ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ, BAN, NGÀNH
HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
TRƯỜNG HỌC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
Duy trì và nâng cao vị thứ xếp hạng PCI nằm trong TOP 5 và thuộc vào “Nhóm tốt” của cả nước
Ngày cập nhật 11/07/2022

Ngày 06/7/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 237/KH-UBND nâng hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 nhằm duy trì và nâng cao vị thứ xếp hạng PCI nằm trong TOP 5 và thuộc vào “Nhóm tốt” của cả nước. 

Theo đó, phấn đấu năm 2022, Chỉ số Tính minh bạch nằm trong Top 10. Chỉ số Chi phí thời gian nằm trong Top 5; Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng nằm trong Top 10; Chỉ số Chi phí không chính thức nằm trong Top 5; Chỉ số Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự nằm trong Top 20; Chỉ số Tính năng động nằm trong Top 10; Chỉ số Tiếp cận đất đai nằm trong Top 20; Chỉ số Chính sách Hỗ trợ doanh nghiệp nằm trong Top 20; Chỉ số Gia nhập thị trường nằm trong Top 20; Chỉ số Đào tạo lao động nằm trong Top 10; Chỉ số PCI nằm trong Top 5.

Để đạt được mục tiêu nói trên, Kế hoạch triển khai các giải pháp thực hiện. Cụ thể:

Đối với Chỉ số Chi phí không chính thức, giao Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động xây dựng kế hoạch triển khai nhằm duy trì và tiếp tục nâng hạng chỉ số Chi phí không chính thức, trong đó lưu ý các giải pháp: Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Thực hiện nghiêm đạo đức công vụ; quán triệt tinh thần phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Nâng cao tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và thực hiện một cửa liên thông trên môi trường mạng nhằm hạn chế việc tiếp xúc giữa doanh nghiệp với cán bộ thụ lý hồ sơ. Tăng cường các kênh tiếp nhận thông tin phản ánh từ doanh nghiệp thông qua các ứng dụng công nghệ. Qua đó, có cơ chế giám sát tình trạng chi trả các CPKCT của doanh nghiệp, nghiên cứu tích hợp trên phần mềm Hue-S;..

Đối với Chỉ số Chi phí thời gian, đề nghị Cục Thuế tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động xây dựng kế hoạch triển khai nhằm cải thiện chỉ số Chi phí thời gian, trong đó lưu ý các giải pháp: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua nhiều kênh, nhiều phương pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận pháp luật cho doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm đạo đức công vụ, quán triệt tinh thần phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức gây phiền hà, nhũng nhiễu khi tiếp xúc doanh nghiệp. Xử lý nghiêm cán bộ vi phạm và bị doanh nghiệp phản ánh. Hướng dẫn thông qua Hệ thống thông tin điện tử, văn bản; hạn chế để doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần; cán bộ hướng dẫn phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn 01 lần, bám sát tiến độ công việc, có kết quả giải quyết cụ thể, đảm bảo thời gian theo quy định. Thực hiện nghiêm Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thanh, kiểm tra doanh nghiệp không quá 01 lần/năm. Có cơ chế giám sát công tác thanh, kiểm tra, đặc biệt đối với ngành thuế.

Đối với Chỉ số Đào tạo lao động, giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động xây dựng kế hoạch triển khai nhằm cải thiện chỉ số đào tạo lao động, trong đó lưu ý các giải pháp: Hỗ trợ phát triển dịch vụ giới thiệu việc làm ở khu vực tư nhân thông qua hỗ trợ kết nối các đơn vị đào tạo trong tỉnh với các doanh nghiệp trên địa bàn bằng các hình thức: Tổ chức các chương trình về nhân lực, hội nghị về giáo dục, chương trình tập sự,… Có chính sách hỗ trợ các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng chất lượng, đáp ứng nhu cầu công việc, đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp quan tâm, đầu tư dành kinh phí cho công tác đào tạo trong chiến lược kinh doanh của mình thông qua các buổi nói chuyện của các chuyên gia đầu ngành về lao động và đào tạo lao động. Khẩn trương xây dựng và triển khai Đề án Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.

Đối với Chỉ số Tính năng động, giao Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động xây dựng kế hoạch triển khai nhằm cải thiện chỉ số Tính năng động, trong đó lưu ý các giải pháp: Tiếp tục thực hiện các chương trình Lãnh đạo tỉnh đồng hành với doanh nghiệp và cộng đồng như: Gặp gỡ Huế, Chủ tịch gặp mặt doanh nghiệp, Chủ tịch gặp mặt, trao đổi, chia sẻ và giải quyết các vướng mắc, khó khăn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong xã hội,… Tăng cường đánh giá việc thực hiện kịp thời ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh đối với các sở, ban, ngành, địa phương; tiêu chí này cần được xem là một tiêu chí lớn trong việc đánh giá, xếp loại, khen thưởng các sở, ban, ngành, địa phương. Chủ trì rà soát thời hạn giải quyết TTHC đảm bảo không để xảy ra tình trạng chậm trễ; công khai việc giải quyết TTHC đối với người dân, doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin của tỉnh. Chủ trì thực hiện chuẩn hóa các TTHC, nghiên cứu đề nghị cắt giảm TTHC và đa dạng hình thức công khai các TTHC để nhà đầu tư, doanh nghiệp biết, thực hiện...

Đối với Chỉ số Gia nhập thị trường, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động xây dựng kế hoạch triển khai nhằm cải thiện chỉ số Gia nhập thị trường, trong đó lưu ý các giải pháp: Phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh tổ chức đào tạo, cập nhật, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho cán bộ một cửa, cán bộ thường xuyên tiếp xúc, làm việc với doanh nghiệp cũng như cán bộ, công chức nói chung, đảm bảo hướng dẫn, giải quyết hồ sơ doanh nghiệp nhanh chóng, đúng pháp luật. Tăng cường hướng dẫn, phổ biến cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân, tổ chức liên quan về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp chuyển đổi từ Hộ kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,…

Đối với Chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, giao Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động xây dựng kế hoạch triển khai nhằm cải thiện chỉ số Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó lưu ý các giải pháp: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị, địa phương có liên quan theo dõi, đánh giá quá trình triển khai, hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ hỗ trợ đầu tư vào cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; công khai phương án phát triển cụm công nghiệp, phối hợp triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư vào cụm công nghiệp và thông tin đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp biết, nghiên cứu đầu tư vào cụm công nghiệp. Triển khai các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp trong tham gia hội nhập kinh tế quốc tế; nghiên cứu xây dựng chuỗi liên kết, kết nối hỗ trợ nhau giữa các doanh nghiệp trong tỉnh. Hỗ trợ hỗ trợ doanh nghiệp triển khai ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh trực tuyến (hỗ trợ chi phí cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia và đăng ký thành công tài khoản bán hàng trên các sàn thương mại điện tử lớn và uy tín hàng đầu của Thế giới, của Việt Nam)…

Đối với Chỉ số Tiếp cận đất đai, giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động xây dựng kế hoạch triển khai nhằm cải thiện chỉ số Tiếp cận đất đai, trong đó lưu ý các giải pháp: Giảm thời gian xử lý cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân và doanh nghiệp xuống dưới số ngày bình quân của cả nước. Tiếp tục cải thiện, nâng cao tính minh bạch về đất đai: Triển khai cung cấp rộng rãi trên các phương tiện về thông tin quy hoạch, đất đai, đền bù, giải phóng mặt bằng. Tiếp tục công khai, minh bạch trình tự, thủ tục, thời gian thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và trình tự, thủ tục, thời gian thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. Công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các TTHC có liên quan về đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản...

Đối với Chỉ số Tính minh bạch, giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động xây dựng kế hoạch triển khai nhằm cải thiện chỉ số Tính minh bạch, trong đó lưu ý các giải pháp: Thực hiện cơ chế giám sát giải quyết yêu cầu, khiếu nại của doanh nghiệp qua các kênh thông tin chính thống như Hệ thống thống tin phản ánh hiện trường, ứng dụng di động Hue-S; thực hiện cơ chế công khai, minh bạch trên Hệ thống thông tin phản ánh hiện trường và ứng dụng Hue-S. Thực hiện chặt chẽ quy trình công việc bằng công nghệ nhằm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công việc trong quá trình thực thi công vụ. Xây dựng Kế hoạch triển khai 100% dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện lên mức độ 4. Bên cạnh đó, Giao Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cổng thông tin điện tử tỉnh các cơ quan liên quan chủ động xây dựng kế hoạch triển khai nhằm cải thiện chỉ số Tính minh bạch, trong đó lưu ý các giải pháp: Công khai minh bạch các thông tin, tài liệu theo quy định trên các phương tiện (đặc biệt các lĩnh vực: Quy hoạch, kế hoạch vốn đầu tư công, danh mục dự án, tiêu chí kêu gọi đầu tư; đấu giá bán tài sản công,...). Hỗ trợ cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời khi doanh nghiệp có yêu cầu (trong khoảng thời gian từ 02-03 ngày làm việc). Tham mưu đẩy mạnh triển khai phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC trên môi trường mạng.

Đối với Chỉ số Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự, giao Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan Công an, Tòa án, Thi hành án chủ động xây dựng kế hoạch triển khai nhằm cải thiện chỉ số Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự, trong đó lưu ý các giải pháp: Đẩy nhanh và mạnh công tác xét xử của Tòa án và việc tổ chức thi hành án liên quan đến doanh nghiệp. Phối hợp triển khai mạnh mẽ công tác toàn dân đấu tranh phòng chống tham nhũng, xử lý nghiêm những trường hợp bao che những cán bộ nhũng nhiễu. Tăng cường công tác tiếp nhận thông tin phản ánh của doanh nghiệp đa dạng qua các công cụ trực tiếp và gián tiếp, như: Thư điện tử, thư giấy, ghi âm, ghi hình, phản ánh qua Hue-S,…

Đối với Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động xây dựng kế hoạch triển khai nhằm cải thiện chỉ số Cạnh tranh bình đẳng, trong đó lưu ý các giải pháp: Đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp (trong nước và ngoài nước; nhà nước và dân doanh). Triển khai mạnh mẽ các hoạt động, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên cơ sở các quyết định, kế hoạch hỗ trợ đã được UBND tỉnh ban hành. Quan tâm hỗ trợ thủ tục hành chính về đầu tư cho các DNNVV, hỗ trợ cung cấp thông tin dự án đầu tư kịp thời khi doanh nghiệp có yêu cầu. Lãnh đạo UBND tỉnh, sở/ngành, địa phương thường xuyên tham dự các hội nghị tiếp xúc với DNNVV, qua đó tạo mối quan hệ tích cực, nắm bắt các mong muốn từ nhóm đối tượng này để có giải pháp hỗ trợ hiệu quả. Nâng cao vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn lực, thủ tục và chính sách của tỉnh.

https://thuathienhue.gov.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.416.900
Truy cập hiện tại 47