Về hạ tầng số, huyện đã tập trung đầu tư một số hạ tầng như hệ thống mạng viễn thông, hệ thống phòng họp trực tuyến, trang bị thiết bị, cơ sở vật chất tại Trung tâm phục vụ hành chính công huyện, Bộ phận tiếp nhận trả kết quả hiện đại được đầu tư cơ bản đáp ứng; đầu tư hạ tầng Mô hình “Trung tâm giám sát, điều hành thông minh”, lắp đặt hệ thống 44 camera giám sát và xã hội hóa 256 camera trên toàn huyện,…
Về chính quyền số, ứng dụng hiệu quả các phần mềm dùng chung của tỉnh, tỷ lệ các văn bản phát hành qua mạng sử dụng chữ ký số đạt 100% (trừ văn bản mật); áp dụng họp không giấy tờ. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện đã thực hiện cài đặt Hue-S đạt 99,43%; Trung tâm hành chính công huyện và Bộ phận tiếp nhận trả kết quả hiện đại cấp xã triển khai áp dụng dịch vụ Bưu chính công ích cho 100% thủ tục hành chính. Công tác số hóa hồ sơ lên phần mềm đối với các thủ hành chính tại Trung tâm hành chính công và Bộ phận tiếp nhận và trả kế quả hiện đại cấp xã đạt 100%. Công tác thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt trong quá trình giao dịch thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công huyện được triển khai khá nghiêm túc, đạt tỷ lệ trên 95%...
Bí thư Huyện ủy Quảng Điền Trần Quốc Thắng báo cáo tại buổi làm việc
Về kinh tế số, triển khai mô hình Hợp tác xã số tại HTX Nông nghiệp Quảng Thọ II, HTX Bao La để xây dựng hệ thống HTX số kết hợp đẩy mạnh giải pháp thương mại điện tử cho nông hộ và HTX, nhằm quảng bá các sản phẩm của địa phương lên trên môi trường internet. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 05 Hợp tác xã và cá nhân đã đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn, Lazada. Triển khai số hoá, biên tập các mô hình du lịch thực tế ảo. Triển khai giải pháp quản lý chợ thông minh tại Trung tâm thương mại huyện (có phần mềm quản lý thu phí; thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt thông qua thanh toán bằng mã QR Code và thanh toán trực tuyến qua ví điện tử trên Hue-S)….
Về hoạt động xã hội số, các Tổ công nghệ số cộng đồng và thực hiện Đề án 06, Đoàn thanh niên tích cực, tăng cường hỗ trợ Nhân dân việc cài đặt ứng dụng Hue-S và Ví điện tử, cài đặt và sử dụng ứng dụng VneID mức độ 1 và mức độ 2, tính đến ngày 22/8/2023, tỷ lệ thu nhận định danh điện tử trên địa bàn huyện đạt 78,59%, tỷ lệ kích hoạt định danh điện tử đạt 51,2% (hoàn thành vượt chỉ tiêu tỉnh giao); Đã hoàn thành việc cập nhật địa chỉ số cho 24.150 hộ, đạt 100%; hiện số người dân trên địa bàn có sử dụng điện thoại là 43.618 (đạt tỷ lệ 53,54%), số người dân sử dụng điện thoại thông minh là 34.488 (đạt tỷ lệ 42,34%), số người dân sử dụng dữ liệu 4G là 18.940 (đạt tỷ lệ 23,25%); Triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, ứng dụng bác sĩ cho mọi nhà…
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn trao đổi tại buổi làm việc
Tại buổi làm việc, đã được nghe các ý kiến thảo luận, đề xuất của lãnh đạo huyện các phòng ban, lãnh đạo xã Quảng Thọ liên quan đến công tác chuyển đổi số, ứng dụng đô thị thông minh, xã thông minh, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình ghi nhận, đánh giá cao việc thực hiện CĐS của huyện Quảng Điền, nhất là bước đầu thực hiện có hiệu quả “Trung tâm giám sát, điều hành thông minh huyện”, Tổ Công nghệ số cộng đồng và mô hình Xã thông minh Quảng Thọ - đây là cơ sở để nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị lãnh đạo huyện tiến hành rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác CĐS của huyện, của địa phương để có giải pháp chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời các khó khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ CĐS trên địa bàn. Đồng thời, đề xuất các chính sách khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ công trực tuyến, góp phần nâng cao công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi tham gia vào giao dịch các thủ tục hành chính. Chỉ đạo UBND xã Quảng Thọ phối hợp tổ chức triển khai Mô hình thí điểm thực hiện chương trình CĐS trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung hoàn thiện chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số; xây dựng các hệ thống thông tin tích hợp phục vụ cho xã hội số; xây dựng và phát triển kinh tế số.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, đề nghị lãnh đạo huyện, lãnh đạo cấp xã thường xuyên chỉ đạo quyết liệt công tác CĐS, cần xem xét bố trí nguồn lực kinh phí hoạt động hợp lý. Sở Thông tin Truyền thông cần tham mưu hình thành mô hình CĐS kiểu mẫu cấp tỉnh, huyện và xã. Đồng thời, tham mưu đề xuất chế độ chính sách cho Tổ công nghệ số cộng đồng, Tổ triển khai đề án 06. Chính sách cần đi kèm với nhiệm vụ, sản phẩm. Cần phát huy, nhân rộng mô hình tổ xung kích chuyển đổi số trong Đoàn Thanh niên địa phương.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình (thứ 2 từ phải sang) kiểm tra công tác cải cách hành chính tại UBND xã Quảng Thọ