Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
LỊCH TUẦN UBND XÃ QUẢNG THỌ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ, BAN, NGÀNH
HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
TRƯỜNG HỌC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
Đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách
Ngày cập nhật 21/09/2022
Chiều ngày 20/9, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Dự hội nghị có Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam Huỳnh Văn Thuận; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho những cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2002 - 2022
Trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho những cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2002 - 2022

Giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống cho người dân

Trải qua 20 năm thực hiện Nghị định số 78/NĐ-CP, hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn đã đạt được những kết quả quan trọng. Từ 03 chương trình tín dụng nhận bàn giao, đến nay đã thực hiện 22 chương trình với tổng dư nợ là 3.622,9 tỷ đồng, tăng 3.386,8 tỷ đồng, tăng 15,34 lần so với khi mới thành lập. Doanh số cho vay trong 20 năm là 13.621,9 tỷ đồng, với trên 717 ngàn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được thụ hưởng.

Trong 20 năm qua, đã có trên 274 ngàn lượt hộ nghèo, 76 ngàn lượt hộ cận nghèo, 80 ngàn lượt hộ mới thoát nghèo và trên 287 ngàn lượt các đối tượng chính sách được vay vốn từ NHCSXH để sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống; Trên 45 ngàn lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn để trang trải các chi phí học tập; giúp người dân ở khu vực nông thôn xây dựng được trên 223.904 công trình nước sạch và công trình vệ sinh môi trường; kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động khắc phục khó khăn do đại dịch Covid-19; đã triển khai cho vay 204,8 tỷ đồng đối với các chương trình tín dụng theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Tín dụng chính sách xã hội góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giai đoạn 2005-2010 từ 21,17% xuống còn 4,93% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025; góp phần giúp 64/94 xã được công nhận đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới, 02 huyện hoàn thành và đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.

Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam Huỳnh Văn Thuận phát biểu tại hội nghị

Bên cạnh những kết quả đạt được, Hội nghị cũng đã chỉ ra một số khó khăn, tồn tại trong quá trình triển khai. Cụ thể, nguồn vốn tín dụng chính sách vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các đối tượng chính sách, nhất là nguồn vốn cho vay để giải quyết việc làm. Nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH tỉnh đang chiếm tỷ trọng thấp (4,6%). Việc lồng ghép hoạt động vay vốn tín dụng chính sách với các hoạt động hỗ trợ khác ở một số nơi chưa đạt hiệu quả cao. Việc rà soát, bổ sung vào danh sách hộ nghèo, cận nghèo một số địa phương chưa kịp thời dẫn đến một số đối tượng chậm được thụ hưởng chính sách. Đối tượng vay vốn còn chịu nhiều rủi ro biến động thị trường, thiên tai, dịch bệnh,… làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh và chất lượng tín dụng. Chưa có chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ gia đình có mức sống trung bình.

Lồng ghép, phát huy hiệu quả vốn tín dụng chính sách

Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam Huỳnh Văn Thuận khẳng định, trải qua 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78, mô hình tổ chức và phương thức quản lý của NHCSXH là phù hợp và hiệu quả; đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của cả xã hội tham gia, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội.

Quá trình triển khai, Phó tổng giám đốc ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đề nghị cần bám sát các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để thực hiện.

Phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội để đạt hiệu quả cao.

Tập trung công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát, lồng ghép hoạt động vay vốn tín dụng chính sách với các hoạt động khác để hiệu quả cao. Ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển sản phẩm dịch vụ để thực hiện tốt hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền ở các cấp về chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến với người dân.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại hội nghị

Nhằm tiếp tục thực  hiện có hiệu quả Nghị định số 78 của Chính phủ, với mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đề nghị Tỉnh uỷ chỉ đạo triển khai tốt hơn nữa Kết luận 06 của Ban Bí thư, Quyết định 1630 của Thủ tướng Chính phủ. Yêu cầu sở Lao động Thương binh và xã hội làm đầu mối, phối hợp với sở Tài chính, NHCSXH tỉnh và các ngành liên quan xây dựng đề án bổ sung nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội để phát triển du lịch, tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn toàn tỉnh. Phấn đấu nâng dần tỷ lệ vốn ủy thác địa phương so với tổng nguồn vốn tín dụng chính sách của tỉnh bằng mức trung bình chung toàn quốc. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, đoàn Đại biểu Quốc hội, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục thực hiện tốt chức năng chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội; Lồng ghép tín dụng chính sách với các chương trình hỗ trợ khác để phát huy hiệu quả cao. Đối với các ngành và UBND các cấp, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách, gắn với các chương trình kinh tế xã hội của địa phương nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Quan tâm, tạo điều kiện để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của NHCSXH trên địa bàn. Ưu tiên dành nguồn ngân sách địa phương chuyển qua NHCSXH để cho vay theo tinh thần Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư. Ban Đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện, tăng cường vai trò chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cơ sở đảm bảo hoạt động tín dụng chính sách đúng quy định, đúng đối tượng và phát huy hiệu quả. Thường xuyên tổng hợp báo cáo, tham mưu UBND tỉnh đề nghị các bộ, ngành, NHCSXH trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung cơ chế tín dụng chính sách phù hợp với tình hình thực tế.

Đối với NHCSXH tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị tranh thủ sự hỗ trợ nguồn vốn từ NHCSXH, triển khai kịp thời các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn; tham mưu cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, phối kết hợp các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội thường xuyên nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng phục vụ; chấp hành đúng cơ chế hoạt động của NHCSXH một cách an toàn và hiệu quả.

Dịp này, nhiều cá nhân và tập thể đã nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của UBND tỉnh vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 78/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ và thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2002 - 2022. (Ảnh dưới)

 

https://thuathienhue.gov.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.427.819
Truy cập hiện tại 1.555