Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
LỊCH TUẦN UBND XÃ QUẢNG THỌ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ, BAN, NGÀNH
HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
TRƯỜNG HỌC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
Ngày cập nhật 28/03/2023

Thực hiện Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 29/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; ngày 24/3/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dệt may trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 với những mục tiêu cụ thể như sau: phấn đấu tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) ngành Dệt may giai đoạn 2021 - 2030 đạt 10% - 12%/năm; trong đó giai đoạn 2021 - 2025 đạt 11% - 12,5%/năm, giai đoạn 2025 - 2030 đạt 9,5% - 11%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may giai đoạn 2021 - 2030  đạt 10% - 12%/năm; trong đó giai đoạn 2021 - 2025 đạt 11% - 12%/năm, giai đoạn 2025 - 2030 đạt 10% - 11%/năm.

Về năng lực sản xuất sản phẩm đến năm 2030: phấn đấu sản phẩm may mặc đạt 800 triệu sản phẩm. Sản phẩm sợi đạt 200.000 tấn sợi/năm. Về sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, phấn đấu đến năm 2030 đáp ứng trên 60% nhu cầu của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh.

Để đạt được những mục tiêu nói trên, Nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra là: Đẩy mạnh phát triển lĩnh vực sản xuất sợi, may mặc theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng của sản phẩm. Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trên địa bàn tỉnh. Thúc đẩy phát triển thiết kế mẫu và hình thành, phát triển ngành công nghiệp thời trang. Tập trung phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm đáp ứng cho chu cầu phát triển của ngành Dệt may

Theo đó, các giải pháp phát triển ngành dệt may tỉnh giai đoạn đến năm 2030 sẽ tập trung vào các nội dung: cơ chế chính sách; liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dệt may và công nghiệp hỗ trợ dệt may để phát triển chuỗi dệt may khu vực miền trung; thị trường và phát triển sản phẩm; phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường; đất đai; nguồn vốn.

https://thuathienhue.gov.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.977.216
Truy cập hiện tại 160