Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
LỊCH TUẦN UBND XÃ QUẢNG THỌ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ, BAN, NGÀNH
HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
TRƯỜNG HỌC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
Thừa Thiên Huế đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân tại địa bàn có chung đường biên giới với Lào
Ngày cập nhật 01/10/2020

       Ngày 23 tháng 9 năm 2020, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo trực tuyến “Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân tại địa bàn có chung đường biên giới với Lào”. Ông Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp chủ trì Hội thảo, cùng với sự tham dự của lãnh đạo, công chức đại diện các đơn vị chức năng đến từ các Bộ, Ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện các sở, ban, ngành của 10 tỉnh biên giới giáp Lào. Đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia trực tuyến và phát biểu ý kiến, đề xuất giải pháp tại Hội thảo.

 
        Với chủ đề “Phổ biến, giáo dục pháp luật luôn đồng hành cùng người dân tại địa bàn có chung đường biên giới”, đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có chung đường biên giới dài 85 km với 2 tỉnh Salavan và Sê Kông. Có 12 xã biên giới; 02 cửa khẩu chính là cửa khẩu Hồng Vân - Cô Tài và cửa khẩu A Đớt - Tà Vàng. Các hộ dân sống ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống kinh tế của người dân đa phần còn nhiều khó khăn, chủ yếu làm nông, nương rẫy, chăn nuôi, thuộc diện hộ nghèo. Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người lớn tuổi không biết chữ còn cao.
 
        Xác định phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân tại địa bàn có chung đường biên giới là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng để bảo đảm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại vùng biên giới, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn chú trọng công tác này, từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật với nhiều hoạt động, như: từ năm 2018 đến nay, Sở Tư pháp tổ chức 5 lớp tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện A Lưới cho 540 lượt người; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật huyện A Lưới tổ chức 6 đợt tập huấn tại xã biên giới với gần 300 lượt người; hỗ trợ 120 quyển tài liệu pháp luật cho các xã biên giới huyện A Lưới; biên soạn 5 đầu sách và cấp phát hơn 100 quyển, 10 số Bản tin Tư pháp với gần 50 quyển cho huyện A lưới; hơn 350 tin, bài tuyên truyền pháp luật trên website; gần 250 tin, bài tuyên truyền pháp luật đăng tải trên Báo Thừa Thiên Huế và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh,... Một trong những giải pháp được chú trọng trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở đây là “đến từng nhà, gặp từng người”, bám bản, bám dân để có thể tuyên truyền, vận động, giải thích cho người dân hiểu các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hiểu được quyền, nghĩa vụ cơ bản của mình; tăng cường công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý; phối hợp với Bộ đội biên phòng và Trường Đại học Sư phạm Huế trực tiếp giúp đỡ xã Hồng Vân – xã nghèo biên giới thuộc huyện A Lưới từ năm 2017 đến nay, gắn công tác tuyên truyền pháp luật, vận động người dân chấp hành pháp luật với các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của bà con. Đặc biệt, chú trọng đối tượng là những người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước và con em của những người này.   
 
        Nhìn chung, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân vùng biên giới tại Thừa Thiên Huế nhận được sự quan tâm, chỉ đạo tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự triển khai thực hiện quyết liệt, chủ động của các cơ quan, ban, ngành. Có nhiều biện pháp để phổ biến pháp luật cho bà con nhân dân vùng biên giới. Tuy nhiên, biện pháp hiệu quả nhất đó là phải đồng hành cùng người dân, sống cùng người dân, hiểu được người dân. Do đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho bà con vùng biên giới không còn đơn thuần là một hoạt động chung chung, mà gắn liền với từng hộ gia đình, từng cá thể đang sinh sống tại vùng biên giới. Và công tác này không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu, truyền tải kiến thức pháp luật cho bà con mà còn gắn liền với hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến giấy tờ nhân thân, chế độ chính sách cụ thể của từng người, với việc phát triển kinh tế giúp cuộc sống của người dân ngày càng ổn định hơn, cải thiện hơn. 
 
        Để tiếp tục phát huy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho bà con vùng biên giới với Lào trong thời gian tới, đồng chí Phan Văn Quả - Phó Giám đốc Sở Tư pháp nêu 05 nhóm giải pháp quan trọng, đó là:
 
        Thứ nhất, tiếp tục quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành thường xuyên chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân vùng biên giới.
 
        Thứ hai, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, địa phương để triển khai giải pháp phổ biến, giáo dục pháp luật đi đôi với vận động nhân dân chấp hành pháp luật, hỗ trợ người dân ổn định, cải thiện đời sống ngày càng tốt hơn.
 
         Thứ ba, giải quyết đồng bộ các chế độ, chính sách đối với người dân tại địa bàn có chung đường biên giới, đồng thời có chương trình, chính sách tạo việc làm, học nghề, giúp người dân nâng cao đời sống kinh tế, “an cư lạc nghiệp”.
 
        Thứ tư, tiếp tục quan tâm đầu tư nguồn lực, trong đó chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại chỗ, có kiến thức chuyên sâu, nghiệp vụ tốt để tăng cường tuyên truyền, vận động người dân vùng biên giới chấp hành pháp luật.
 
        Thứ năm, xây dựng bộ tài liệu về văn hóa, phong tục tập quán của các đồng bào dân tộc thiểu số, bao gồm cả đồng bào dân tộc các vùng biên giới với Lào, qua đó phát huy nền văn hóa truyền thống tốt đẹp của người dân, đồng thời hiểu rõ một số phong tục, tập quán chưa phù hợp để làm cơ sở, tư liệu nghiên cứu, xây dựng hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân tại đây một cách phù hợp, sát thực, mang lại hiệu quả bền vững.
 
        Những ý kiến, đề xuất giải pháp của Thừa Thiên Huế cũng là một phần nội dung quan trọng đóng góp vào các giải pháp chung trong triển khai công tác PBGDPL cho người dân tại địa bàn có chung đường biên giới với Lào của các tỉnh ngày càng hiệu quả, thiết thực hơn./.
Nguồn:stp.thuathienhue.gov.vn
Tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.416.349
Truy cập hiện tại 2.129