Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
LỊCH TUẦN UBND XÃ QUẢNG THỌ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ, BAN, NGÀNH
HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
TRƯỜNG HỌC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
DỰ THẢO BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2019
Ngày cập nhật 18/10/2018
Xã Quảng Thọ

    Để chuẩn bị các nội dung cho kỳ họp HĐND xã lần thứ 7, khóa X, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Sáng ngày 18/10/2018. Tại Hội trường xã, UBND xã Quảng Thọ tổ chức Hội nghị thông qua Báo cáo Kinh tế - Xã hội năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ 2019. Tham dự Hội nghị có các Đ/c trong Ban Thường vụ Đảng ủy xã; TT HĐND xã; TT UBMTTQVN xã; Trưởng các đoàn thể cấp xã; Ban giám đốc 2 HTX NN; Đại diện Ban giám hiệu các trường học cùng toàn thể CBCC xã.

    Sau đây là toàn văn Báo cáo:

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN 
KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2019
Thực hiện Nghị quyết Đảng uỷ và Nghị quyết HĐND xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, UBND xã đã xây dựng chương trình công tác năm 2018 bằng các giải pháp tích cực và tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện đảm bảo hoàn thành cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Báo cáo của UBND xã tập trung đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018; đề ra phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. 
PHẦN THỨ NHẤT
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH, NHIỆM VỤ NĂM 2018
Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2018. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, vẫn còn không ít khó khăn thách thức đan xen, thời tiết diễn biến phức tạp, sự biến động bất lợi của giá cả thị trường đã tác động đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy vậy, được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện cùng với sự giúp đỡ tạo điều kiện của các ban ngành cấp huyện, cán bộ và nhân dân trên toàn xã đã đoàn kết một lòng, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức nổ lực phấn đấu và đạt được những  kết quả quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, tạo tiền đề để xây dựng Quảng Thọ sớm trở thành xã nông thôn mới. 
A. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
I. Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế trên các lĩnh vực cụ thể
Kinh tế tiếp tục giữ được mức tăng trưởng khá, theo hướng tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ( GO ) ước đạt: 11% Trong đó: (Nông nghiệp 5,99%; Dịch vụ-TM:16,02%; TTCN-Xây dựng:13,6%). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiếp tục có bước chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần; Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng, tỷ trọng ngành Nông nghiệp - Thủy sản.
1. Sản xuất nông nghiệp, thủy sản đạt được nhiều kết quả tích cực. Đã chú trọng và nâng cao hiệu quả ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhiều mô hình sản xuất bước đầu đem lại thu nhập ổn định
1.1. Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 949,2ha. Trong đó cây lương thực có hạt 596.4 ha, tăng 8.98 ha, diện tích cây công nghiệp ngắn ngày 49.3 ha, giảm 28.28 ha, diện tích cây chất bột có củ 98ha, giảm 3ha, diện tích cây thực phẩm 205.5ha, tăng 1.7ha. Tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận đạt 100%, năng suất lúa bình quân đạt 68.25tạ/ha, tăng 3.85tạ/ha so năm 2017. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 4.178 tấn; tăng 87 tấn (lúa 4047.5 tấn, tăng 188.6 tấn so với năm 2017). 
Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng được thực hiện theo hướng tập trung, chuyên canh, quy trình VietGap. Một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao tiếp tục được phát triển nhân rộng trên địa bàn toàn xã như: Rau má 51.5ha, (40 ha VietGap), sản lượng ước đạt trên 2.500 tấn, giá trị đạt từ 200-250 triệu/ha; Hoa cúc 11ha (hoa tết 5 ha, hoa bán thường xuyên trong năm 6 ha), giá trị bình quân đạt trên 300 triệu đồng/ha; đậu bắp 9,3 ha, giá trị đạt trên 300 triệu đồng/ha; Nưa 5 ha, giá trị đạt trên 200 triệu đồng/ha. Góp phần tăng giá trị thu nhập bình quân từ 100 triệu đồng/ha năm 2017 lên trên 105 triệu đồng/ha.
1.2. Chăn nuôi
Đã tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa, không để dịch trên địa bàn. Tổng đàn gia súc, gia cầm có mặt thường xuyên trong năm như sau: đàn Lợn 1.796 con, (lợn nái 446 con, giảm 1.096 con); đàn trâu 172 con, giảm 90 con; bò 64 con, giảm 48 con; đàn thỏ 1.500 con (Thỏ bố mẹ 100 con), giảm 220 con; tổng đàn gia cầm 79.000 con, (chim cút 60.000 con, gà 9.000 con, vịt 10.000). Trong những tháng đầu năm 2018 giá bán các sản phẩm chăn nuôi không ổn định; đặc biệt là chăn nuôi lợn, làm cho những hộ chăn nuôi gặp khó khăn. Toàn xã hiện có 03 gia trại chăn nuôi lợn, với tổng đàn 120 con, 20 gia trại chim cút, 1 gia trại chăn nuôi gà 500 con.  
Chăn nuôi trên địa bàn phát triển không ổn định, nguyên nhân do giá cả thị trường giảm mạnh; dẫn đến công tác tiêm phòng đạt kết quả chưa cao. Đến nay, công tác tiêm phòng như sau: THT trâu, bò 310 liều (kế hoạch 340 liều), đạt 91,2%; Tam liên lợn 1.700 liều (kế hoạch 1.700 liều), đạt 100%. LMLM trâu bò 450 liều, đạt 100% kế hoạch.
  1.3. Nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, phát huy các điều kiện thuận lợi để phát triển lĩnh vực nuôi cá nước ngọt cả 2 hướng nuôi trong ao hồ và nuôi bằng lồng trên sông. Đến nay toàn xã có 13,9 ha mặt nước và 860 lồng nuôi cá (tăng 362 lồng so với năm 2017). Năng suất bình quân trên đạt 210kg/lồng/năm, trên 80% hộ có lãi. Sản lượng sản phẩm thủy sản nuôi trồng ước đạt 100 tấn, giá trị đạt trên 6 tỷ đồng, cá hồ 30 tấn, giá trị đạt 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong năm tình hình dịch bệnh ở cá lồng diễn biến phức tạp, sau khi phát hiện dịch bệnh Ủy ban nhân dân xã đã báo cáo UBND huyện, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ nuôi cá vệ sinh xung quanh khu vực lồng cá để hạn chế thiệt hại. Trong  ngày 09 và 10 tháng 7 năm 2018 hiện tượng cá chết hàng loạt đã xảy ra trên địa bàn xã nguyên nhân do thiếu ô xy và độ PH trong nước thấp; số hộ bị ảnh hưởng 137 hộ với sản lượng ước tính 32,32 tấn cá thịt. Ước thiệt hại 1,9 tỷ đồng.
1.4 Triển khai thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Tập trung đầu tư xây dựng các hạng mục theo quy hoạch đã được phê duyệt, trong đó ưu tiên đầu tư các công trình cấp thiết nhất phục vụ nhu cầu cộng đồng, phục vụ sản xuất nâng cao thu nhập. Đê bao La Vân Hạ và Đê bao xứ Đồng Choi - Đồng Dạ thôn Phò Nam A một số nông dân đã mạnh dạng chuyển đổi cây trồng và trồng cây trái vụ từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cáo như Lạc, Bầu, Đậu bắp…. 
Được sự quan tâm của cấp trên, HTX NN Quảng Thọ I đầu tư hỗ trợ xây dựng nhà máy ép dầu Lạc tổng kinh phí 422.000.000 đồng; Trong đó nhà nước hỗ trợ kinh phí 175 .000.000 đồng, HTX 247.000.000 đồng.
Xây dựng các mô hình thực nghiệm cánh đồng lớn, hình thành một số mô hình sản xuất mới có hiệu quả. Việc liên kết sản xuất lúa giống chất lượng cao BT7 20 ha, NA6 12,5 ha đã mở ra hướng đi mới, sản lượng quy đổi bình quân đạt trên 75-80 tạ/ha. 
Đã đưa vào gieo xạ lúa giống TH5 với diện tích 25 ha và giống lúa BT7, NA6 với diện tích 30 ha. 
Đã vận động nhân dân chuyển đổi 16 ha, (tăng 2,1 ha) đất trồng lúa và trồng màu kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò và nuôi cá.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất đạt hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân và triển khai xây dựng mô hình sản xuất 5 vườn mẫu tại thôn Phước Yên. 
Thực hiện Quyết định số 1093/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền về việc phê duyệt dự toán kinh phí hỗ trợ mô hình ươm cá giống trắm cỏ tại xã Quảng Thọ từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia và Giảm nghèo bền vững năm 2017 trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135; hỗ trợ thực hiện mô hình nuôi cá trắm cỏ với 20 hộ nghèo, tổng kinh phí 228.224.000 đồng. Quyết định số 1094/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền về việc phê duyệt dự toán kinh phí hỗ trợ mô hình trồng lạc hữu cơ Vietgap tại xã Quảng Thọ từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình, thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2017 trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135; hỗ trợ thực hiện mô hình trồng Lạc hữu cơ Vietgap với 79 hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn, tổng kinh phí thực hiện 134.126.000 đồng.
2. Dịch vụ có bước phát triển, chất lượng được nâng lên góp phần phục vụ tốt hơn cho nhu cầu phát triển sản xuất và dân sinh
Giá trị sản xuất Dịch vụ - Thương mại ngày càng được cải thiện. Dịch vụ thu mua, chế biến, cung ứng nông sản; dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, vận tải, bưu chính, viễn thông, ăn uống, giải khát phát triển khá, chất lượng tiếp tục được nâng lên, lượng hàng hoá cung ứng trên thị trường khá đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Phối hợp tổ chức Hội thảo giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại các sản phẩm rau má; sản phẩm rau má (Rau má tươi, trà sấy khô, trà túi lọc) tiếp tục mở rộng các cửa hàng, nhà phân phối giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm ở các huyện trên địa bàn tỉnh và các tỉnh thành trong cả nước và sản phẩm trà rau má đã được đưa vào tiêu thụ tại siêu thị Coopmart Huế. Đồng thời xây dựng thương hiệu gạo Quảng Thọ.
 
 
3. Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng 
Đã tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình, dự án đầu tư nhà kính phơi rau má để từng bước hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất, chế biến các sản phẩm từ rau má với công suất đạt 120 tấn rau tươi/năm (mới sử dụng 20% công suất); Chuẩn bị đưa vào hoạt động thu mua và chế biến Dầu ép lạc tại HTX Quảng Thọ I; quan tâm, tạo điều kiện khuyến khích phát triển các ngành nghề sử dụng nguồn lao động tại chỗ như: nề, mộc dân dụng, gò hàn, sửa chữa xe máy, điện, nước, cơ khí sản xuất gia công phục vụ sản suất và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.  
Cơ giới hóa trong ngành nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh, đến nay đã cơ giới hóa 100% khâu làm đất, thu hoạch và vận chuyển. Góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ các khâu trong sản xuất, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tăng năng suất lao động và giảm dần tỷ lệ lao động trong nông nghiệp.
4. Đầu tư xây dựng cơ bản và giải phóng mặt bằng            
Tập trung đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình chuyển tiếp năm 2017 và hoàn tất các thủ tục để triển khai thi công các công trình đã được thông báo vốn năm 2018. 
Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình: Khối Đảng ủy xã, nhà làm việc với kinh phí 500 triệu đồng; Công trình Nghĩa trang liệt sỹ xã Quảng Thọ, hạng mục: San lắp Tượng đài tưởng niệm, cổng, tường rào, đường vào nghĩa trang. Tổng mức đầu tư: 1,679,413,000 đồng ; Công trình: Xây dựng trạm bơm điện mini Hạ Lang. Tổng mức đầu tư: 167.474.000 đồng ; Công trình: Hạ tầng thiết yếu vùng sản xuất tập trung xã Quảng Thọ; hạng mục: Nâng cấp đê bao kết hợp giao thông, bảo vệ vùng sản xuất tập trung La Vân Hạ, Đồng Choi - Đồng Dạ. Tổng mức đầu tư: 797.279.000 đồng; Công trình: Đường giao thông nội bộ - Trung tâm Thương Mại xã Quảng Thọ, Tổng mức đầu tư: 300.000.000 đồng. Công trình: Xây mới hàng rào, sân bê tông trạm y tế xã Quảng Thọ, Tổng mức đầu tư: 174.360.000 đồng. Tuyến đường tỉnh lộ 8A: từ cầu Thanh Lương đến Ngã ba Lương Cổ: Đã hoàn thiện đưa vào sử dụng, chiều dài tuyến 2,2km .
Đẩy nhanh tiến độ thi công công trình các hạng mục: Đường Đông Xuyên Cao-Hạ Lang Tụng; Đường Trường 10-Đạt Dài; Đường Kênh Tre-Cồn Ngựa; Đường Quần Bài-xóm Ô Sanh; Đường Lề 4-Lợp Bát, Tổng mức đầu tư: 2.000.000.000 đồng; Trường Mầm non Quảng Thọ; Hạng mục: Các phòng chức năng, bếp ăn, Tổng mức đầu tư: 2.000.000.000 đồng; Trường THCS Trần Thúc Nhẫn; Hạng mục: San nền, nhà vệ sinh, Tổng mức đầu tư: 1.500.000.000 đồng; Công trình hàng rào trường Mầm non Quảng Thọ, tổng mức đầu tư: 308.808.000 đồng. Tuyến đường nối giáp Tây-giáp Trung-giáp Nam (Phước Yên):  Đang thi công, đúc nền (khối lượng khoảng 80%) : Vốn UBND tỉnh. Tuyến đê Nho Lâm-Nghĩa Lộ, đoạn qua xã Quảng Thọ : (đang thi công đoạn từ nhà ông Lê Viết Tâm đến Miếu Bà).
Đã giải phóng mặt bằng để thực hiện Dự án khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu. Đang tiến hành thủ tục kiểm kê, áp giá đền bù đối với hộ gia đình ông Nguyễn Ngư để thực hiện mở rộng trường tiểu học số I Quảng Thọ.
Giá trị khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện năm 2018 là 11 tỷ 138 triệu đồng, tăng 13,79 % so với kế hoạch năm 2017. Trong đó vốn ngân sách cấp trên 6 tỷ 868 triệu đồng, chiếm 61,66%; vốn ngân sách xã 2 tỷ 559 triệu đồng, chiếm 22,97 %; nhân dân đóng góp 1 tỷ 711 triệu đồng, chiếm 15,36%.
5. Triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới 
Tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, không ngừng đổi mới về hình thức, nội dung tuyên truyền, đi vào chiều sâu phù hợp với từng người dân, gắn xây dựng nông thôn mới. 
Tập trung đầu tư xây dựng các hạng mục công trình theo quy hoạch đã được phê duyệt: Trường Mầm non, THCS, đường GTNĐ; đồng thời ưu tiên đầu tư các công trình cấp thiết nhất phục vụ nhu cầu cộng đồng, phục vụ sản xuất nâng cao thu nhập. Tiếp tục chương trình hỗ trợ xi măng để xây dựng các tuyến đường giao thông nội thôn, trục đường xóm, giao thông nội đồng và kiên cố hóa kênh mương. 
Đến nay có 26 xóm đăng ký đúc xóm, với tổng chiều dài 6282 m; Trong đó đã thực hiện hoàn thành 16 xóm, cụ thể như sau:
UBND xã trích tiền sử dụng đất để hỗ trợ 6 xóm, tổng chiều dài 1.303 m, số lượng xi măng 208 tấn, thành tiền 268.320.000 đồng, nhân dân đóng góp 325.750.000 đồng. 
Ngân sách UBND huyện hỗ trợ đúc 10 xóm. Tổng chiều dài 2464 m, số lượng 422 tấn (đợt 1: 232 tấn, đợt 2: 190 tấn xi măng) với tổng số tiền 544.380.000 đồng. Nhân dân đóng góp: 616.000.000 đồng.
- HTX nông nghiệp Quảng Thọ II đầu tư mở rộng nâng cấp đường nội đồng chiều dài: 864 m, tổng chi phí: 62,5 triệu đồng; Xây dựng cống tiêu Cồn Cờ và nâng cấp gia cố đê bao chống lũ (La Vân Hạ), ước chi phí: 20 triệu đồng.
- HTX nông nghiệp Quảng Thọ I nâng cấp đổ đất cấp phối các tuyến nội đồng với tổng kinh phí 130 triệu đồng; xây dựng kênh mương chiều dài 1.200m, tổng chi phí  1.200.000.000 đồng
Tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, hai HTX NN, Ban điều hành các thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. 
Tổng kinh phí thực hiện là:                       9.567.5300.000  đồng.
Trong đó: - Vốn ngân sách tỉnh:         4.950.000.000 đồng.
- Vốn Ngân sách huyện: 544.380.000 đồng.
- Vốn Ngân sách xã:         1.135.610.000 đồng.
- Vốn HTX:            226.000.000 đồng.
- Vốn nhân dân đóng góp:       2.711.540.000 đồng.
6. Các thành phần kinh tế tiếp tục được khuyến khích và tạo điều kiện phát triển 
Hai HTX nông nghiệp đẩy mạnh công tác chuyển đổi các mô hình hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012, phát huy tốt vai trò bà đỡ cho người nông dân, thực hiện có hiệu quả việc liên kết sản xuất “4 nhà”, làm tốt công tác huy động vốn, liên kết giữa hợp tác xã với các hộ thành viên và các doanh nghiệp; chất lượng các dịch vụ, vốn điều lệ được nâng lên, kinh doanh có lãi. Hai Hợp tác xã đã có nhiều đổi mới trong công tác tổ chức, quản lý, mở rộng kinh doanh, dịch vụ, phát triển thêm ngành nghề, làm đầu mối tiếp nhận các chương trình chuyển giao kỹ thuật và các nguồn vốn phục vụ trực tiếp cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. 
7. Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu có nhiều chuyển biến tích cực       
Công tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản, môi trường được tăng cường, đã phối hợp với các phòng ban cấp huyện tiến hành phân lô đấu giá quyền sử dụng đất tại chợ trung tâm xã và các lô xen ghép trong khu dân cư.
Trong năm 2018, đã phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất huyện, Công ty TNHH dịch vụ đấu giá Chuỗi Giá Trị tổ chức bán đấu giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Khu dân cư dịch vụ thương mại xã Quảng Thọ, khu dân cư xen ghép), với kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Đồng thời triển khai quy hoạch chi tiết phân lô đấu giá tại khu vực chợ Phước Yên theo kết luận 195/KL-BTV ngày 17 tháng 11 năm 2016 của Ban Thường vụ huyện ủy.
Công tác bảo vệ môi trường được thực hiện tốt, đã tổ chức các hoạt động hưởng ứng ”Giờ trái đất”, ”Ngày môi trường thế giới 05/6” năm 2018; Tiếp tục triển khai Đề án thu gom rác thải và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã.
Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hộ chăn nuôi. Đặc biệt là các hộ nuôi cá lồng; để có biện pháp, xử lý môi trường kịp thời. Đồng thời  tiếp tục tuyên truyền Quyết định số 07/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về bảo vệ môi trường gia súc, gia cầm. 
8. Tài chính - tín dụng 
Đã thực hiện nghiêm túc luật ngân sách và các quy định của Nhà nước về hoạt động thu, chi ngân sách; thực hành tiết kiệm phân bổ hợp lý nguồn chi, tăng chi cho đầu tư phát triển; tăng cường bồi dưỡng và khai thác các nguồn thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn.
Ước thực hiện thu, chi ngân sách năm 2018 trên địa bàn: Ước thu: 8,768tỷ đồng đạt 126% so kế hoạch giao ( trong đó thu phân chia theo tỷ lệ 1,8 tỷ đồng đạt 53% kế hoạch, thu cố định 404 triệu đồng đạt 81% so kế hoạch giao, thu ngoài quốc doanh, TNCN 409 triệu đồng đạt 72% kế hoạch giao) 
Ước tổng chi ngân sách 8,067tỷ đồng đạt 120% so kế hoạch giao( trong đó chi đầu tư phát triển 1,4 tỷ đồng đạt 49% so kế hoạch giao, chi thường xuyên 6,577 tỷ đồng đạt 181% chủ yếu chi bổ sung có mục tiêu chiến 46% tổng chi thường xuyên).
Chi trả tiền hỗ trợ thiệt hại hoa màu 96,400,000 đồng; Thủy sản 120,443,000 đồng cho các hộ gia đình bị thiệt hại do lũ lụt tháng 11 năm 2017.
Đã huy động các nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh tín chấp qua các hội, đoàn thể từ ngân hàng CSXH với số tiền hơn 16 tỷ đồng, giải quyết cho 931 hộ vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và tăng thu nhập cho các hộ gia đình và bảo đảm xã hội.
II. Thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội 
Sự nghiệp văn hoá thông tin, thể dục thể thao tiếp tục có những chuyển biến đáng kể. Đã tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương và các ngày lễ lớn trong năm. Trong đó có 35 tin bài trên hệ thống truyền thanh xã và huyện. Công tác nâng cao đời sống văn hóa tiếp tục được duy trì và phát triển với trọng tâm là xây dựng làng, cơ quan, trường học văn hóa; xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu gắn đời sống tinh thần của nhân dân. 
Đã phối hợp với Ban chỉ đạo huyện kiểm tra phúc tra công nhận lại các đơn vị, làng, thôn công nhận lại danh hiệu văn hóa năm 2018 có 6/8 thôn được công nhận đạt chuẩn văn hóa.
Công tác nâng cao đời sống văn hóa tiếp tục được duy trì và phát triển với trọng tâm là xây dựng làng, cơ quan, trường học văn hóa; xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu gắn với Chương trình xây dựng Nông thôn mới. Thông qua các hoạt động văn hóa tại địa phương, các giá trị văn hóa truyền thống được khôi phục và phát huy, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa, lễ hội được tăng cường, từng bước đưa hoạt động lễ hội, các di tích văn hóa lịch sử vào nề nếp, hạn chế được việc lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín, dị đoan và các hoạt động trái với pháp luật. 
Đã phối hợp các ngành chức năng huyện đã tổ chức triển khai ký cam kết các cá nhân chấp hành các quy định trong hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê âm thanh, dàn nhạc, karaoke di động, dịch vụ Internet và trò chơi điện tử không vi phạm về tiếng ồn, gây mất an ninh trật tự tại khu dân cư vượt quy định của pháp luật hiện hành với đại lý ông Nguyễn Hữu Lộc, thôn La Vân Thượng.   
Phong trào luyện tập thể dục, thể thao tiếp tục có những chuyển biến rõ nét, tỷ lệ người dân luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên ngày càng tăng. Tham gia Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” năm 2018; Tham gia hội thi Ngày Gia đình Việt Nam, tham gia các môn đá bóng, cầu lông tại huyện. 
III. Phát triển giáo dục - đào tạo, ứng dụng khoa học công nghệ 
1. Giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển, chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn được nâng lên 
Chất lượng giáo dục đạt được nhiều kết quả tích cực; duy trì kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, xóa mù chữ và chống tái mù chữ; củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Trung học cơ sở và phát huy tốt trung tâm học tập cộng đồng; Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học được nâng lên; các cấp học đã hoàn thành tốt chương trình và tổng kết năm học 2017 - 2018. 
Tổng số học sinh duy trì đến cuối năm học 2017-2018 là 821/818 học sinh, trong đó bậc Trung học cơ sở 330 học sinh; bậc Tiểu học 491 học sinh, tăng 03 học sinh so với đầu năm học; ngành học Mầm non 346 cháu (trong đó Nhà trẻ 78 cháu, Mẫu giáo 268 cháu; 89/89 học sinh tốt nghiệp THCS tỷ lệ đạt 100%; hoàn thành chương trình bậc Tiểu học 89 học sinh tỷ lệ đạt 100%; hoàn thành chương trình giáo dục Mầm non 5 tuổi 113 cháu đạt tỷ lệ 100%. 
 Đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học; xây dựng, chỉnh trang khuôn viên, cảnh quan, môi trường sư phạm theo hướng kiên cố hóa, tầng hóa và đạt chuẩn. Tổng số học sinh thi đỗ vào ĐH, CĐ năm học 2017-2018 là 37 sinh viên: Trong đó Đại học  26 sinh viên; Cao đẳng 11 sinh viên, giảm 07 sinh viên so với năm học 2016-2017.                          
Đã duy trì kết quả phổ cập THCS mức độ 2, Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; đã lập các thủ tục đề nghị công nhận trường Tiểu học số 2 đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, thực hiện tốt công tác xóa mù chữ trên địa bàn. Công tác xã hội hoá giáo dục có bước chuyển biến mới, phong trào khuyến học, khuyến tài được quan tâm. 
2. Việc ứng dụng khoa học công nghệ tiếp tục được triển khai tích cực góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Đã chú trọng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Tranh thủ được các dự án khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư huyện; Phòng NN&PTNT huyện; Trung tâm khuyến nông tỉnh nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình thực nghiệm, hình thành một số mô hình sản xuất mới có hiệu quả. Đã đưa vào gieo xạ giống lúa NA2, J02, KH1 có năng suất, chất lượng cao. 
Nhằm tìm kiếm đầu ra cho các giống lúa và sản phẩm Rau má Quảng Thọ, HTX đã tăng cường chỉ đạo xúc tiến, quảng bá, giới thiệu và liên kết với các đối tác để đưa sản phẩm mang nhãn hiệu “Rau má Quảng Thọ” ngày một phát triển rộng hơn và mạnh hơn. 
IV. Công tác y tế, Dân số - kế hoạch hóa gia đình 
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và kế hoạch hóa gia đình được quan tâm; đã phối hợp với Trung tâm dân số KHHGĐ huyện tổ chức triển khai chiến dịch tăng cường tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản KHHGĐ năm 2018, Triển khai đăng ký mô hình cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên giai đoạn 2016-2018 cho 8/8 thôn trên địa bàn xã; đồng thời chỉ đạo chuyên trách dân số phối hợp với Chi bộ, Ban điều hành thôn vận động ký cam kết các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ không sinh con thứ 3 trở lên, do vậy tổng số sinh đến nay 71, sinh con thứ 3 trở lên 11, chiếm tỷ lệ 15.5% giảm 9% so cùng kỳ. Số người đến khám bệnh: 3989 lược người. Trong đó: Khám có BHYT: 2420 lược người: Khám dự phòng: 1569 lược người.
Tiêm chủng mở rộng: Thực hiện tốt tiêm chủng đảm bảo an toàn theo bộ y tế quy định.Tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi đầy đủ 57/73 đạt tỷ lệ 78%; Phòng chống dịch bệnh : Có 03 ca sốt xuất huyết xảy ra tại thôn Phò Nam A Trạm y tế phối hợp với TTYT đã xử lý phun hóa chất 44 hộ trên địa bàn thôn, hướng dẫn y tế thôn thau vét bọ gậy trước và sau khi dịch xảy ra.  
V. Thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội
Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018, toàn xã hiện có 136 hộ nghèo, bằng 7.0% tổng số hộ toàn xã; Giảm 32 hộ tương đương giảm 1.8% so với hộ nghèo năm 2017. Trong đó hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội gồm 93 hộ và hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo là 43 hộ. Hộ cận nghèo có 142 hộ bằng 7.3% tổng số hộ toàn xã; Tăng 15 hộ tương đương 0.7% so với năm 2017. Trong đó hộ cận nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội gồm 21 hộ và hộ cận nghèo thuộc chính sách giảm nghèo là 121 hộ. Đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng 100%  là 1110 thẻ, với tổng trị giá 779 triệu đồng. 
Phối hợp với các cấp, các ngành Tổ chức thăm và tặng quà của Chủ tịch, quà tỉnh, quà huyện cho các đối tượng nhân dịp tết Đinh Dậu với tổng kinh phí 164 triệu 200 ngàn đồng (Quà CTN thăm các gia đình chính sách: 335 xuất trị giá 69 triệu 600 ngàn đồng; Quà của UBND tỉnh thăm gia đình chính sách: 35 xuất, trị giá 7 triệu; Quà của UBND tỉnh thăm hộ nghèo: 136 xuất, trị giá 27 triệu 200 ngàn đồng; Quà UBND tỉnh thăm đối tượng xã hội: 512 xuất, trị giá 102 triệu đồng 400 ngàn đồng. Tặng quà của Chủ tịch cho các đối tượng nhân dịp 27/7/2018 với 319 xuất  quà  của Chủ tịch nước với tổng kinh phí 64.600.000 đồng cho gia đình thương binh, liệt sỹ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng. 
Đã triển khai xây dựng nhà ở cho các gia đình chính sách đã được UBND Tỉnh phê duyệt năm 2013 và năm 2014 còn lại theo quyết định số 22/2013QĐ-TTg (bao gồm: 31 nhà sửa chữa và 09 nhà xây mới). Đã tiến hành nghiệm thu được 22 nhà (trong đó 03 nhà xây mới và 19 nhà sửa chữa). Thực hiện Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung; Quyết định số 953/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” do Quỹ Khí hậu xanh viện trợ không hoàn lại thông qua Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP). Đã nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng 6 hộ, giải ngân vốn Nhà nước 72.000.000 đồng, Vốn Quỹ khí hậu xanh toàn cầu 10.200.000 đồng.
Về nhu cầu xuất khẩu lao động đã xuất cảnh 02 người và đan học định hương 02 người. 
VI. Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh
Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân không ngừng được củng cố và tăng cường.
Trong năm 2018 về TTXH xảy ra 27 vụ việc, 45 đối tượng (tăng 17 vụ việc, 35 đối tượng so với năm 2017), trong đó: Trộm tài sản 14 vụ có 03 đối tượng, Công an xã đã xử phạt cảnh cáo 02 đối tượng; chuyển Công an huyện thụ lý 01 vụ, 01 đối tượng; Đánh bạc 08 vụ, 34 đối tượng tham gia, Công an xã đã xử lý 07 vụ, phạt tiền 23 đối tượng với số tiền là 20.500.000đ. Công an huyện xử lý 01 vụ, 01 đối tượng; Cố ý lam hư hỏng tài sản Công an huyện khởi tố 01 vụ và 03 đối tượng; Gây rối TTCC 03 vụ gồm 03 đối tượng phạt tiền 500 000 đồng; Cố ý gây thương tích 01 vụ, 01 đối tượng Công an huyện khởi tố; Đốt pháo nỗ 01 vụ, 01 đối tượng phạt tiền 1 000 000 đồng. Tình hình khai thác cát trên sông bồ vẫn còn diễn ra. Đoàn liên ngành về khai thác cát đã kiểm tra và lập biên bản 07 vụ khai thác cát trái phép trên sông bồ. UBND xã đã xử lý VPHC, phạt tiền 21.000.000đ; Dùng xung điện khai thác thủy sản trái phép 03 vụ đã phạt tiền 4 000 000 đồng.
Tình hình chấp hành pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn đã có những chuyển biến đáng kể, đa số nhân dân đều có ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ. Tuy vậy vẫn còn một số bộ phận nhân dân còn thiếu ý thức chấp hành, đặc biệt là thanh thiếu niên, tình hình vi phạm Luật khi tham gia giao thông vẫn còn xảy ra. Tai nạn giao thông xảy ra 01 vụ, làm 01 người thương; Công an xã tổ chức tuần tra 09 đợt, phát hiện 06 trường hợp vi phạm phạt tiền 900 000 đồng . So với năm 2017 tăng 02 vụ, tăng 02 người bị thương.
Công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội được chú trọng. Thường xuyên đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, bài trừ các tệ nạn xã hội. Thường xuyên kiểm tra các khu vực, tụ điểm phức tạp trên địa bàn xã.
Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, hoạt động của mô hình “Thôn không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Liên đội tự quản về trật tự an toàn xã hội và trật tự an toàn giao thông” có nhiều chuyển biến tích cực, 8/8 thôn được công nhận đạt chuẩn về “an ninh trật tự”. Tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp làm ảnh hưởng đến tình hình ANTT tại địa phương như: Tình hình an ninh tôn giáo, tình trạng trộm cắp tài sản, đánh người gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, tình trạng đánh bạc, cá độ bóng đá, ghi lô đề vẫn còn xảy ra chưa được ngăn chặn.
          - Đã hoàn thành tốt các Văn kiện, kế hoạch nhiệm vụ diễn tập chiến đấu phòng thủ năm 2018. Hoàn thành huấn luyện cho cán bộ quân sự đầu năm 2018 tại Ban CHQS huyện, thành phần (Bí thư Đảng ủy, CHT, CHP Ban CHQS xã, CTV phó); Điều động LLDQ năm thứ nhất tham gia huấn luyện tại Ban CHQS huyện (05 đ/c), 04 đ/c SQDB tham gia huấn luyện tại Bình Thành, huyện Hương Trà, 02 đ/c HSQ tham gia học SQDB tại trường Quân khu 4 theo Quyết định của Chủ tịch UBND huyện.
          - Triển khai cho các đối tượng làm hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp một lần theo Quyết định số:49/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng chính phủ đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiêm vụ Quốc tế. Đến tháng 9/2018 đã thụ lý và đề nghị Hội đồng chính sách xã họp 09 đợt, xét duyệt tổng số: 130 hồ sơ; chuyển đi: 19 hồ sơ chuyển lên cấp trên đề nghị giải quyết chế độ 111 hồ sơ. Trong đó: Đã được giải quyết chế độ: 43 hồ sơ; Chưa giải quyết chế độ: 27 hồ sơ; Hồ sơ không đủ điều kiện (trả lại) 41 hồ sơ.
- Phối kết hợp với đội quy tập 192 của Bộ CHQS tỉnh tiến hành tìm kiếm, cất bốc 02 hài cốt liệt sĩ tại thôn Phước Yên đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ của huyện. 
- Hướng dẫn lập thủ tục hồ sơ theo Quyết định số 49/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng chính phủ về một số chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc và làm nhiệm vụ Quốc tế đến nay có 107 hồ sơ. Tiếp tục đề nghị Hội đồng chính sách cấp trên giải quyết hồ sơ tồn đọng theo Quyết định số 62/2015/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng chính phủ về chế độ chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ Quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lao sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trên địa bàn toàn xã đến tháng 9/2018, đã thụ lý 141 hồ sơ, cấp trên đã chi trả chế độ 136 trường hợp, trả lại 03 hồ sơ không đủ điều kiện.Còn lại 02 trường hợp chưa được chi trả.
- Đăng ký NVQS cho nam công dân trong độ tuổi từ 18-27, tổng số 418 thanh niên. Lực lượng dân quân, dự bị động viên, công an viên, thôn đội từng bước được củng cố; thực hiện tốt công tác trực sẵn sàng chiến đấu và chủ động tham gia phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
- Tổ chức gặp mặt, tặng quà cho 10 thanh niên lên đường nhập ngũ và đón 06 quân nhân xuất ngũ trở về địa phương; Giao quân năm 2018 là 09/10 thanh niên (trong đó 09 Quân đội; 01 dự phòng trả về địa phương) đảm bảo chỉ tiêu trên giao.
- Đã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Quốc phòng, cơ yếu theo Nghị định 120/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ đã xử lý vi phạm hành chính 62/70 trường hợp tổng số tiền thu phạt  62.400.000 đồng.
          - Đăng ký độ tuổi 17 cho nam công dân sinh năm 2001. Tổng số 60/64 thanh niên; Trong đó thanh niên trực tiếp đến đăng ký 25; Gia đình đăng ký thay 35; 
Văn hóa lớp 7 trở xuống: 05 TN;  lớp 8 trở lên: 55 TN; đang học: 31 TN; Nghỉ học: 29 TN; vắng 04 thanh niên (Do đi khỏi địa phương cả gia đình).
VII. Hoạt động của chính quyền
Hoạt động của UBND xã đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương thức hoạt động, phát huy tốt vai trò quyết định, thực hiện các chủ trương, Nghị quyết và các vấn đề quan trọng của địa phương. Hiệu lực hoạt động của UBND xã được nâng lên, thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm từng bước được quy định rõ ràng, cụ thể; đã thực hiện nghiêm túc quy chế hoạt động, chế độ giao ban, phân công, đánh giá kết quả công việc gắn với đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị. 
Công tác cải cách hành chính tiếp tục đạt được những kết quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; việc công khai, niêm yết, tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa được thực hiện tốt. Chủ động triển khai thực hiện cơ chế một cửa theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; Ủy ban nhân dân xã đã ban hành quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 về việc ban hành danh mục thủ tục hành chính thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân xã Quảng Thọ. Công văn số 76/UBND ngày 10 tháng 9 năm 2018 về chấp hành Quy tắc ứng xử, giờ làm việc, trực, vệ sinh áp dụng tại cơ quan xã. Tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, tránh cho người dân đi lại nhiều lần; quy trình giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được chỉ đạo thực hiện đồng bộ bảo đảm đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả, giảm thiểu các thủ tục hành chính; giảm các hội nghị, cuộc họp không thật sự cần thiết; cải tiến nội dung và điều hành các hội nghị hướng đến xây dựng nền hành chính thật sự dân chủ, trong sạch vững mạnh, từng bước hiện đại hóa, thực sự là nền hành chính phục vụ nhân dân đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. 
Thực hiện việc công khai, minh bạch 100% thủ tục hành chính và phí, lệ phí cũng như thời gian giải quyết công việc của công dân, tổ chức; đã khai trương bộ phận một cửa hiện đại. Qua đó giúp công dân, tổ chức hiểu rõ trách nhiệm của cơ quan hành chính Nhà nước đối với công việc hành chính cũng như nghĩa vụ của công dân đối với chính quyền góp phần ngăn chặn tiêu cực trong hoạt động của cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ. Ủy ban nhân dân xã đã ban hành Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 15/01/2018 về việc kiểm tra cải cách hành chính. Từ đó việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, chất lượng hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng lên.
Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời, không để phát sinh thành điểm nóng, đã tiếp nhận 16 đơn kiến nghị, phản ánh (giảm 16 lượt người so với cùng kỳ); UBND xã đã tập trung giải quyết dứt điểm 15 đơn, có 01 đơn hòa giải không thành và đã hướng dẫn công dân chuyển các cơ quan có chức năng cấp trên để giải quyết. Hầu hết các ý kiến kiến nghị, phản ảnh của công dân đảm bảo đúng luật thỏa mãn nguyện vọng của công dân. Hoạt động Tư pháp có nhiều chuyển biến tích cực, đã tập trung nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến nhân dân. Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Luật Tiếp công dân và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ; Phối hợp với cấp trên tổ chức Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, kỳ họp lần thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015. luật tín ngưỡng, tôn giáo số 02/2016/QH14, kỳ họp lần thứ 2 thông qua ngày 18 tháng 11 năm 2016.
VIII. Đánh giá tổng quát
Năm 2018 được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo, đầu tư của các cấp, cán bộ và nhân dân trong xã đã đoàn kết, nổ lực phấn đấu đạt được những kết quả quan trọng đó là: kinh tế tiếp tục có bước tăng trưởng, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đúng hướng, đã và đang tạo những chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Đã hình thành được một số mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp có hiệu quả. Đã huy động được nguồn lực đáng kể cho đầu tư phát triển, nhất là phát triển khu trung tâm xã, gắn với việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, dân sinh. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống của nhân dân được cải thiện; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hệ thống chính trị từ xã đến thôn được củng cố, kiện toàn; sự đoàn kết thống nhất trong Đảng được tăng cường, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân và đồng thuận trong nhân dân được phát huy.
Tuy vậy vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm đó là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa mạnh, năng lực sản xuất mới tăng thêm chưa nhiều. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đạt chưa cao so với kế hoạch đề ra.
 
 
IX. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu trong 10 tháng và ước thực hiện cả năm 2018
Năm 2018 xã Quảng Thọ đã đề ra 10 chỉ tiêu chủ, trong quá trình triển khai thực hiện trong 10 tháng và ước thực hiện đến cuối năm 2018, đã đạt được những kết quả như sau:
TT Chỉ tiêu chủ yếu ĐVT KH 2018 Ước TH 2018
10 tháng Cả năm
1 Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất % 11 10 11
2 Thu nhập bình quân đầu người Trđ/người 32 - 32
3 Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 4,5 2,6 3,5
4 Tổng vốn đầu tư xã hội Tỷ đồng 65 - 65
5 Sản lượng sản phẩm lương thực có hạt Tấn 4.227 4.227 4.227
6 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,0 1,0 1,0
7 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 40 38 40
8 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng % 9,0 9,0 9,0
9 Tỷ lệ hộ nghèo giảm % 0,5-1,5 0,6
10 Số tiêu chí đạt nông thôn mới TC 19/19 - 19/19
B. NHỮNG HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM
I. Những hạn chế 
1. Tốc độ phát triển kinh tế chưa vững chắc, việc triển khai thực hiện các chương trình trọng điểm hiệu quả, chất lượng chưa cao. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch vẫn còn chậm; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa đồng bộ. Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển chưa mạnh. Kinh tế ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ, lẻ. Kết cấu hạ tầng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. 
2. Chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa vẫn còn hạn chế và chưa đi vào chiều sâu. Các thiết chế văn hóa có nơi chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân, nhất là ở các thôn.
3. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia còn gặp khó khăn về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Công tác tư vấn đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động chuyển biến chưa đi vào chiều sâu.
4. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, công tác tôn giáo có lúc, có nơi vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố dễ gây mất ổn định chính trị. Công tác nắm tình hình và quản lý địa bàn có lúc còn chưa sâu, thiếu kịp thời. Chất lượng lực lượng dân quân, thôn đội, công an viên và xây dựng lực lượng nòng cốt trong nhân dân có mặt còn hạn chế.
II. Nguyên  nhân 
1. Nguyên nhân đạt được 
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Ban Thường vụ Huyện uỷ, UBND huyện và sự tạo điều kiện của các ban, ngành cấp huyện cùng với tác động tích cực từ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững và kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã tiếp thêm sức mạnh và động lực mới cho cán bộ và nhân dân trong xã.
Cán bộ và nhân dân trong xã đã nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện, quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức; phát huy nội lực, tích cực chủ động tranh thủ các nguồn lực cho đầu tư và phát triển.
2. Nguyên nhân của những khuyết điểm, hạn chế
a. Nguyên nhân khách quan
Tiềm năng phát triển tiểu thủ công nghiệp hạn chế, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, sức thu hút đầu tư thấp. Việc hỗ trợ nguồn vốn đầu tư của nhà nước còn hạn chế: Như hỗ trợ cho các chương trình trọng điểm, các dự án phát triển kinh tế - xã hội nhất là chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững chưa đáp ứng yêu cầu.
b. Nguyên  nhân chủ quan
Việc tuyên truyền và  tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới chưa đồng bộ. Một số thôn công tác huy động các nguồn lực trong nhân dân còn thấp.  
Công tác đôn đốc, kiểm tra có lúc thiếu chiều sâu; sự phối, kết hợp giữa Mặt trận, các ban ngành, đơn vị còn thiếu đồng bộ. Tư duy, phong cách, lề lối làm việc của một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa đổi mới, thiếu năng động, nhạy bén và sáng tạo trong tham mưu và tổ chức thực hiện. 
III. Những kinh nghiệm
Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ, HĐND trong năm qua, rút ra một số kinh nghiệm sau:
1. Thường xuyên quán triệt nghiêm túc, nắm vững và vận dụng đúng đắn, sáng tạo các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; đồng thời luôn giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất cao cả về ý chí và hành động trong toàn cán bộ và nhân dân, mà trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt. Phát huy dân chủ; nêu cao tinh thần trách nhiệm. Thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc của cơ quan.
2. Nâng cao vai trò Mặt trận, các đoàn thể và nhân dân, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, gắn với làm tốt công tác dân vận. Lấy quy chế dân chủ làm động lực, lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu; khơi dậy tinh thần và ý chí của nhân dân gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân. Tích cực huy động nội lực trong nhân dân, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình để phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới. 
3. Coi trọng công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ nhất là người đứng đầu có bản lĩnh, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Thường xuyên kiểm tra, giám sát đôn đốc, kịp thời sơ kết, tổng kết, nếu phát hiện những vấn đề chưa đúng, chưa phù hợp thì kiên quyết điều chỉnh để thực thi Nghị quyết có hiệu lực và hiệu quả.
 
PHẦN THỨ HAI
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2019
 
Năm 2019 là năm thứ tư triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2015-2020. Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ xã lần thứ X và thực hiện kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền phê duyệt phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo QPAN đối với xã Quảng Thọ, ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ huyện ủy và sự tham gia của các ban ngành cấp huyện. Tuy vậy, nhiệm vụ phía trước, chúng ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ thiên tai, dịch bệnh, kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ, tích lũy từ nội bộ chưa nhiều. Trước tình hình đó, đòi hỏi cán bộ và nhân dân ngày càng đoàn kết, quyết tâm cao hơn, động viên nhân dân trong xã phát huy những kết quả đạt được, tranh thủ thời cơ, vượt qua khó khăn thách thức, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND năm 2019.
A. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU, CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM
I. Mục tiêu
Xây dựng xã Quảng Thọ phát triển toàn diện, bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ theo hướng hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; Quốc phòng - An ninh được tăng cường và ổn định; phát huy dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; giữ vững xã đạt chuẩn nông thôn mới.
II. Các chỉ tiêu chủ yếu
1. Thu nhập bình quân đầu người 34 triệu đồng/năm.
2. Thu ngân sách tăng trên 4,5 tỷ đồng.
3. Tổng vốn đầu tư xã hội trên 62 tỷ đồng.
4. Sản lượng sản phẩm lương thực có hạt trên 4.228 tấn (trong đó lúa 4.100 tấn)
5. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn định 1,1%.
6. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 44%; giải quyết việc làm cho 150 người.
7. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 8%.
8. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 0,5-1,0% theo chuẩn mới.
9. Giữ vững xã đạt chuẩn nông thôn mới.
III. Các chương trình trọng điểm
1. Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững.
2. Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
B. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP
I. Đẩy mạnh Pphát triển kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển bền vững
1. Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại gắn với xây dựng nông thôn mới
Tích cực triển khai có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phát triển bền vững; Tiếp tục phát triển diện tích sản xuất lúa giống toàn xã lên 50 ha, bố trí vùng sản xuất lúa chất lượng cao 45 - 55ha; mở rộng vùng sản xuất cánh đồng lớn và diện tích trồng lạc nhằm đảm bảo nhiên liệu cho đề án thu mua và chế biến Dầu ép lạc Quảng Thọ I. Vận động nhân dân chuyển đổi một số diện tích trồng lúa và hoa màu kém hiệu quả sang trồng những cây có giá trị kinh tế cao.
Tranh thủ các chương trình, dự án; đồng thới tích cực phối hợp với các ngành chức năng, các doanh nghiệp xây dựng các mô hình liên kết sản xuất cánh đồng mẫu lớn, sản xuất các nông sản theo hướng công nghệ cao, hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGap; đặc biệt là hình thành và phát triển các vùng: Như Đê bao La Vân Hạ, Đồng Choi - Đồng Dạ Phò Nam A, Ngoại điền Phước Yên, Hậu tự Hạ, Hậu tự Thượng La Vân Thượng, Xứ Hoành Niêm Phò, Bầu Dài Tân Xuân Lai; vận động các hộ gia đình cải tạo vườn tạp để trồng hoa, cây kiểng, phát triển diện tích các cây rau màu truyền thống có giá trị như: Nưa, Mướp đắng, Bầu trái vụ, Cà pháo, Kê, Kiệu, Hành lá, đậu Bắp, Gấc... 
Phát triển chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh. Tập trung cải tạo, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn, sinh hóa đàn bò, phát triển, nhân rộng các mô hình chăn nuôi có hiệu quả, sử dụng hầm khí BIOGAS, đệm lót sinh học....duy trì số lượng tổng đàn có mặt hàng năm, đàn Trâu, Bò, đàn gia cầm từ trên 70.000 con (chim cút trên 50.000 con). Phát huy vai trò của các hợp tác xã trong việc liên kết với các hộ thành viên đẩy mạnh phát triển chăn nuôi. 
Từng bước quy hoạch chi tiết vùng nuôi cá lồng, xây dựng quy chế và ký cam kết bảo vệ môi trường vùng nuôi cá lồng; khuyến khích các hộ nuôi liên kết tổ chức ươm cá giống, giản khoảng cách lồng nuôi, giảm mật độ thả nuôi; thực hiện việc kiên cố lồng cá, đầu tư phát triển các lồng cá trên sông và đa dạng hóa đối tượng nuôi... để nâng cao chất lượng, hiệu quả và hạn chế thiệt hại rủi ro do thiên tai, dịch bệnh. Phấn đấu sản lượng thủy sản đạt trên 171 tấn/năm, giá trị đạt trên 11 tỷ đồng/năm.
2. Phát triển mạnh dịch vụ từng bước trở thành ngành kinh tế tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tại chợ Tân Xuân Lai và trên các tuyến tỉnh lộ qua địa bàn xã; đồng thời quy hoạch và phát triển chợ Phước Yên thành điểm dịch vụ để mua bán, trao đổi hàng hóa. Quy hoạch tổ chức phân lô đấu giá để tăng nguồn thu cho ngân sách, thực hiện tốt mô hình quản lý chợ trên địa bàn. 
Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ đời sống  nhân dân; ưu tiên phát triển dịch vụ thu mua, chế biến cung ứng hàng nông sản, thức ăn chăn nuôi, dịch vụ ăn uống. Mở rộng, liên kết thực hiện việc thu mua, chế biến, quảng bá, giới thiệu tìm thị trường tiêu thụ trà rau má và các sản phẩm nông nghiệp khác (Gạo, Dưa Nưa, Đậu bắp, Hoa, cà pháo..). 
 
3. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tạo nền tảng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động
Vận động các tổ chức, cá nhân có điều kiện đầu tư phát triển từ 14-18 cơ sở gia công, chế biến các mặt hàng cơ khí nông nghiệp, nhôm kính, mộc dân dụng; sửa chữa điện, nước, điện tử, sản xuất bờ lô...trên các tuyến tỉnh lộ, chợ Tân Xuân Lai và chợ Phước Yên. Tranh thủ các nguồn đầu tư của trên để đầu tư dây chuyền sản xuất các sản phẩm từ rau má, Dầu ép lạc.......
4. Tích cực triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới theo hướng bền vững
Tiếp tục đẩy mạnh việc huy động tối đa các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, các chương trình, dự án, phát huy tốt nội lực trong nhân dân kết hợp vận động sự đóng góp hỗ trợ kinh phí của bà con nhân dân ở xã đang sinh sống trong và ngoài nước để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tranh thủ các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để đầu tư kết cấu hạ tầng sản xuất hoa màu, phát triển các mô hình: liên kết sản xuất lúa giống, lúa chất lượng cao; mô hình trồng hoa và các loại cây có thu nhập trên 300 triệu đồng/ha ở trong vùng đề bao La Vân Hạ, Phò Nam A và một số vùng khác. 
Giữ vững và phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới trong những năm tiếp theo.
5. Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, tập trung củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã
Vận động thành lập các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, gia công cơ khí... Tập trung chỉ đạo nâng cao năng lực hoạt động của hai hợp tác NN, xây dựng Hai hợp tác xã trở thành hợp tác xã điển hình tiên tiến; tạo điều kiện để các hợp tác xã thực hiện các mô hình khuyến nông, khuyến công, đầu tư phát triển các dịch vụ vận chuyển, thu mua, chế biến, cung ứng hàng nông sản. 
Vận động các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm ra khỏi khu dân cư để hình thành các trang trại, gia trại tổng hợp trên vùng đất đã được quy hoạch.
6. Tài chính - tín dụng
Tăng cường bồi dưỡng và khai thác tốt các nguồn thu trên địa bàn, nhất là nguồn thu từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các thành phần kinh tế; đồng thời tích cực quy hoạch tạo quỹ đất kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu dân cư kết hợp dịch vụ tại chợ Phước Yên để tăng nguồn thu từ bán đấu giá quyền sử dụng đất, để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trả nợ xây dựng cơ bản.
Thực hiện nghiêm túc các quy định về hoạt động tài chính của luật ngân sách nhà nước. Tăng cường các biện pháp thu, quản lý tốt các loại quỹ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để chi cho đầu tư phát triển. Phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng trên 10%/năm.
Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, động viên nhân dân thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án vay vốn, giải quyết việc làm; đồng thời kết hợp làm tốt công tác quản lý các nguồn vốn vay và đẩy mạnh công tác thu hồi nợ. Mặt khác phải tích cực, mạnh dạng liên hệ các dự án gọi vốn đầu tư vào địa bàn xã.
 
 
II. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới 
*Giao thông:  Tiếp tục tranh thủ nguồn vốn từ chương trình, dự án kết hợp huy động nội lực trong nhân dân để xây dựng công trình đã được phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật và hệ thống đường nội thôn, đường trục xóm, giao thông nội đồng. 
* Thủy lợi: Tranh thủ các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương vùng sản xuất hoa màu. Đề nghị cấp trên đầu tư chống sạt lở sông Bồ đoạn qua các thôn La Vân Thượng, Phước Yên, Tân Xuân Lai... 
* Hạ tầng Giáo dục 
Tranh thủ các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng trường Tiểu học số 2 đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và đạt mức độ 1 của các trường Trung học Trần Thúc Nhẫn, Mần non.
 * Hạ tầng dịch vụ: Đầu tư nâng cấp đường nội bộ chợ Tân Xuân 
 * Hạ tầng công sở: Nâng cấp, sửa chữa sân, tường rào trụ sở và nhà văn hóa xã.
 * Hạ tầng điện: Hệ thống điện chiếu sáng đoạn qua tỉnh lộ 19 (Cổng làng La Vân Thượng - Cổng Huyện Quảng Điền và hệ thống phục vụ các vùng sản xuất hoa màu; vận động nhân dân mắc điện chiếu sáng các tuyến đường liên thôn, nội thôn, ngõ xóm còn lại.
III. Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu
Làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai, quản lý quy hoạch, thực hiện tốt kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Phối hợp giải quyết tốt nhu cầu giao đất, cho thuê đất để phát triển sản xuất, kinh doanh; đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp đủ điều kiện; quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác cát trên sông Bồ; tổ chức trồng cây và chăm sóc bóng mát ở Bia K8, nhà văn hóa xã, các trục đường chính và các thôn..... Phối hợp với các ngành chức năng thực hiện mô hình giao quyền tự quản đất nghĩa địa cho cộng đồng dân cư, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm mua, bán bất hợp pháp. 
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc phân loại rác thải tại hộ gia đình, xây dựng cảnh quang môi trường nông thôn Xanh - Sạch - Đẹp. Phấn đấu có trên 60% hộ gia đình (100% gia đình cán bộ, đảng viên) có hố xử lý rác hữu cơ và thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt trước khi thu gom, vận chuyển. Thực hiện tốt công tác phòng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu theo phương châm "5 tại chỗ", kết hợp tuyên truyền, nâng cao ý thức tự phòng tránh cho nhân dân. 
IV. Phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn ở các cấp học. Làm tốt công tác huy động, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng; thực hiện tốt việc phân luồng giáo dục sau bậc trung học cơ sở. Phát huy tốt vai trò hoạt động của Hội khuyến học xã, các thôn, đơn vị và trong từng dòng họ,... nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.
Tiếp tục phát huy và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học, Trung học cơ sở và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tranh thủ các các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng trường Trung học cơ sở Trần Thúc Nhẫn và trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và trường Tiểu học số 2 mức độ 2; xây dựng phương án sát nhập hai trường Tiểu học thành trường Tiểu học Quảng Thọ. 
V. Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ
Tranh thủ các chương trình, dự án để đầu tư phát triển khâu làm đất, thu hoạch, công nghệ sau thu hoạch; chế biến các sản phẩm từ rau má, bảo quản hoa, cà pháo, lạc và các sản phẩm nông sản khác....Đẩy mạnh việc sử dụng các chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học, hầm khí BIOGAS trong chăn nuôi; đồng thời tích cực tranh thủ các chương trình, dự án, phối hợp với cơ quan chuyên môn lập đề án xây dựng mô hình thực nghiệm các dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế. 
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành, công tác cải cách hành chính của cơ quan, các ban, ngành đoàn thể, các hợp tác xã nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
VI. Phát triển văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội
Thực hiện các giải pháp đồng bộ để đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” đi vào chiều sâu. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển. Tiếp tục vận động các thôn thực hiện không tổ chức dọn cỗ trong tổ chức việc tang. Phấn đầu trên 75% thôn được công nhận và công nhận lại đạt chuẩn văn hóa. 
Phát huy hiệu quả hoạt động của đài truyền thanh xã, bảo đảm mạng lưới truyền thanh về đến tận thôn, xóm. Nhằm thông tin tuyên truyền kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến tận nhân dân. Xây dựng trang thông tin điện tử của xã (quangtho.thuathienhue.gov.vn); các chuyên mục, tin bài để thông tin phản ánh các hoạt động của Đảng bộ, chính quyền và  nhân dân trên Đài truyền thanh xã.
VII. Công tác y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình
Phát huy tốt vai trò của trạm y tế xã và đội ngũ y, bác sĩ trong công tác chăm sóc, khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, thực hiện tốt các chương trình y tế cộng đồng, nâng cao khả năng phòng chống và kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh và bảo vệ sức khoẻ trong nhân dân.
Tiếp tục củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cộng tác viên dân số và thực hiện tốt các chương trình quốc gia và quy định của tỉnh, quy ước của cộng đồng về công tác dân số, kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của toàn xã hội đối với công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình. Nâng cao chất lượng hoạt động của các mô hình cụm dân cư, câu lạc bộ không có người sinh con thứ 3 trở lên. Phấn đấu giảm tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên theo mức bình quân chung của huyện và ổn định tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên ổn định 1,13%; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn dưới 8%.  
VIII. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đảm bảo an sinh xã hội
Thực hiện tốt các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người lao động tham gia, nhất là các nhóm đối tượng khó khăn, dễ bị gặp rủi ro trong cuộc sống. Tăng tỷ lệ người  lao động tham gia các hình thức bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm y tế toàn dân. Phấn đấu tỷ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm y tế tự nguyện đạt trên 94%.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên 44%. 
Thực hiện đồng bộ, lồng ghép các chương trình giảm nghèo, đa dạng hoá các nguồn lực và các phương thức giảm nghèo. Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 0,5-1% tỷ lệ Hộ nghèo.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa theo hướng xã hội hóa nhằm huy động mọi nguồn lực chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho đối tượng thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công. Quan tâm chăm lo các đối tượng xã hội, kịp thời cứu trợ cho người gặp hoạn nạn, rủi ro trong cuộc sống.
IX. Thực hiện tốt công tác Quốc phòng- An ninh và bảo đảm trật tự an toàn xã hội
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng trong cán bộ và nhân dân trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, tình hình tôn giáo, "Diễn biến hoà bình", “Bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch và những tác động bất lợi của quá trình hội nhập. 
Xây dựng cơ sở an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu và phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc. Thường xuyên chăm lo xây dựng, củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Bảo đảm giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; đặc biệt là an ninh tôn giáo, không để tình huống bất ngờ, đột biến xảy ra. Đẩy mạnh chương trình quốc gia phòng chống tội phạm. 
Tiếp tục củng cố, đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn lực lượng công an, quân sự, dân quân, dự bị động viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức kỷ luật nghiêm, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an ninh chính trị, phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ huấn luyện nhằm nâng cao trình độ tổ chức chiến đấu, phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn. Hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển quân theo chỉ tiêu trên giao.
X. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền 
Củng cố, kiện toàn bộ máy chính quyền theo quy định của Luật chính quyền địa phương; phát huy vai trò, trách nhiệm của UBND xã trong việc cụ thể hóa, tổ chức điều hành thực hiện nghiệm túc, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc, quy chế phối hợp, chế độ giao ban, hội nghị theo hướng phân công, phân nhiệm rõ ràng và đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
Tiến hành các giải pháp đồng bộ để thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính ngày càng hiện đại; tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực như đất đai, tài chính, xây dựng cơ bản, thực hiện các chính sách xã hội. Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, nổi cộm, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính theo quyết định 48/QĐ-UBND ngày 31/8/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về quy tắc ứng xử của cán bộ trong cơ quan hành chính nhà nước. Đồng thời tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân hai thôn La Vân Thương và Lương Cổ thực hiện Công văn số 658/UBND ngày 02 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân huyện về đẩy mạnh công tác sáp nhập các thôn có quy mô nhỏ.
Để thực hiện hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đòi hỏi cán bộ và nhân dân trong toàn xã phải tập trung cao và nổ lực để khắc phục những tồn tại, hạn chế. Đồng thời tranh thủ sự lãnh đạo của Ủy ban nhân dân huyện và các ngành cấp huyện, Ban Thường vụ Đảng ủy, Thường trực HĐND xã, phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận và các tổ chức trong hệ thống chính trị để tạo nên sức mạnh tổng hợp, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 tạo điều kiện hoàn thành các chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ xã lần thứ X đề ra ./.
 
Hà Hiền
Tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.431.948
Truy cập hiện tại 273