Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
LỊCH TUẦN UBND XÃ QUẢNG THỌ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ, BAN, NGÀNH
HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
TRƯỜNG HỌC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
THỪA THIÊN HUẾ TRIỂN KHAI GIẢI PHÁP PHẢN ÁNH HIỆN TRƯỜNG
Ngày cập nhật 22/03/2019

    Ngày 10/8/2018 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 1779/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025”. Rất nhiều giải pháp, dịch vụ đô thị thông minh được tỉnh thí điểm triển khai; trong đó giải pháp phản ánh hiện trường đang là dịch vụ được triển khai khá hiệu quả.Ngày 10/8/2018 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 1779/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025”. Rất nhiều giải pháp, dịch vụ đô thị thông minh được tỉnh thí điểm triển khai; trong đó giải pháp phản ánh hiện trường đang là dịch vụ được triển khai khá hiệu quả.

    Từ tháng 8/2018, Trung tâm Giám sát, điều hành Đô thị thông minh (ĐTTM) tỉnh Thừa Thiên Huế đã thí điểm triển khai giải pháp phản ánh hiện trường nhằm tiếp nhận các phản ánh của người dân về các lĩnh vực: trật tự xây dựng; vệ sinh môi trường; hạ tầng giao thông; hạ tầng đô thị; an toàn, trật tự xã hội và chất lượng dịch vụ du lịch... cũng như các hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc thực hiện không đúng quy định của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính. Đây là một kênh cảm biến xã hội thông qua việc tiếp nhận ý kiến phản ánh của người dân.
     Nếu như trước đây người dân rất ngại phản ánh các vấn đề gặp phải trong cuộc sống vì không biết phải gởi đến ai, bằng cách nào, thì nay khi gặp vấn đề cần phản ánh, người dân chỉ cần gửi đến Trung tâm Giám sát, điều hành ĐTTM bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua các kênh thông tin: Cổng thông tin tương tác (https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn), trang facebook đô thị thông minh, zalo, thư điện tử, tổng đài.…Đặc biệt thông qua ứng dụng di dộng dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Thừa Thiên Huế (HUE-S) hỗ trợ cho cả phiên bản Android và IOS, người dân có thể gửi các phản ánh về Trung tâm kèm theo hình ảnh chụp và quay phim tại hiện trường. Ngay lập tức toàn bộ thông tin hình ảnh, nội dung, địa điểm ghi hình cùng số điện thoại người gửi sẽ được Trung tâm Giám sát, điều hành ĐTTM tiếp nhận, phân loại nội dung và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xử lý. Toàn bộ công tác xử lý phản ánh đều được công khai, qua đó người dân có thể giám sát, tương tác và đánh giá mức độ hài lòng đối với kết quả xử lý phản ánh của từng cơ quan.
    Ứng dụng phản ánh hiện trường là một thành phần của ứng dụng Dịch vụ đô thị thông minh. Ứng dụng Phản ánh hiện trường là đầu mối thống nhất cung cấp công cụ giúp người dùng phản ánh các vấn đề bất cập trong cuộc sống, thông qua đó hỗ trợ nhằm hướng đến công tác xử lý hiệu quả của cơ quan nhà nước, hướng đến cải thiện môi trường sống và làm việc của người dân.
   
     Các phản ánh hiện trường của cá nhân, tổ chức được thực hiện thông qua một trong các hình thức sau:
Website: https://tuongtac.thuathienhue.gov.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/Ngaychunhatxanh
Zalo: Đô thị thông minh (0941260505)
Email: dttm@thuathienhue.gov.vn
Địa chỉ tải ứng dụng trên điện thoại di dộng thông minh:
- IOS (Iphone): https://itunes.apple.com/app/hues/id1454587842?ls=1&mt=8
- Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=vn.stttt.hues
 
 
    Ông Nguyễn Xuân Sơn - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ: “Với hệ thống này người dân dễ dàng truy cập từ thiết bị di động được kết nối internet để gởi, cũng như có thể theo dõi, nhận kết quả trả lời phản ánh, kiến nghị của mình. Thông tin về phản ánh, nội dung, địa điểm cũng như hình ảnh sẽ được gởi đồng thời, từ đó giúp cho các cơ quan nhà nước sẽ có những phân tích và phương hướng xử lý các phản ánh một cách kịp thời và chính xác hơn. Bên cạnh đó các thông tin tương tác của người dân đều được công khai trên môi trường mạng, đem lại một số lợi ích nhất định. Về khía cạnh người dân sẽ tăng niềm tin và sự chủ động của mình khi tương tác với cơ quan nhà nước.
    Nhà nước có công cụ theo dõi giám sát một cách tập trung, từ đó giám sát và quy trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan, đơn vị khi tiếp nhận xử lý thông tin tương tác của người dân”. Đáng chú ý, khi mở rộng việc cung cấp các dịch vụ đô thị thông minh sau này trên các lĩnh vực Y tế, Giáo dục, Du lịch,…, thông qua việc đánh giá chất lượng dịch vụ, thông tin chất lượng dịch vụ sẽ được xếp hạng công khai để người dân có cơ sở lựa chọn dịch vụ tốt cho mình, từ đó các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ nhìn thấy được chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp và có phương án đổi mới nâng cao chất lượng.
    Trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm, năm 2019 tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ mở rộng tiếp nhận phản ánh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Việc triển khai thành công giải pháp phản ánh hiện trường là cơ sở để triển khai có hiệu quả các dịch vụ đô thị thông minh khác trong thời gian tới. Qua đó đảm bảo hoàn thành mục tiêu Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025”, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, hướng tới mục tiêu xây dựng một chính quyền phục vụ xã hội tốt nhất.
Nguồn: Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Sở Thông tin và truyền thông TT- Huế
Tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.428.813
Truy cập hiện tại 34