Toàn cảnh Hội nghị
Đối với Đề án 2160, Hội nghị nêu rõ những kết quả đạt được cũng như hạn chế trong triển khai thực hiện giai đoạn 2010-2015. Trên cơ sở đó tiếp tục thực hiện Đề án đến năm 2020 theo Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ, rà soát, bổ sung, điều chỉnh các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn II (2016 – 2020) và Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) giai đoạn 2017 – 2021. Tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức PBGDPL; xây dựng, nhân rộng các mô hình, hình thức PBGDPL hiệu quả cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010 – 2015; nắm bắt, đánh giá đúng nhu cầu và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên gắn với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống để hình thành nhân cách con người Việt Nam phát triển toàn diện. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên; đề cao trách nhiệm tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật của thanh, thiếu niên.
Đề án 452, "Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân giai đoạn 2015 - 2020” được ban hành kèm theo Quyết định số 452/QĐ-BTP ngày 11 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tư pháp (gọi tắt là Đề án 452). Sau khi Đề án được ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2015 để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh
Liên quan đến thanh thiếu niên, Báo cáo viên nễu rõ đặc điểm của lứa tuổi thanh thanh thiếu niên và những yếu tố có thể tác động đến hành vi của lứa tuổi này, thực trạng chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên và từ đó đưa ra định hướng nội dung pháp luật cần tuyên truyền, vận động thanh thiếu niên chấp hành, đó là các lĩnh vực: Pháp luật về hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin và an minh mạng.
Hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nêu trên nằm trong khuôn khổ thực hiện Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Đề án 2160 năm 2018 và Kế hoạch số 45/KH-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2015 để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Hoạt động bồi dưỡng, tập huấn này được đặt trong tổng thể công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung nhằm bảo đảm nguồn lực cũng như thực hiện mục tiêu chung của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Ngoài hoạt động này, năm 2019, nhiều nội dung công việc khác cũng được triển khai nhằm tổ chức thực hiện Đề án 2160 và Đề án 452 bảo đảm mục đích, mục tiêu đề ra, như: Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường tiếp cận pháp luật cho thanh, thiếu niên thông qua xây dựng tin, bài thông tin về tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật, chấp hành pháp luật trong thanh, thiếu niên; rà soát, đề xuất, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan đến thanh, thiếu niên và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao năng lực, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho báo cáo viên pháp luật, cán bộ Đoàn và cán bộ quản lý, theo dõi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện chỉ đạo điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên; biên soạn, phát hành và đăng tải tài liệu phổ biến; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; tuyên truyền, phổ biến trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn, khai thác tủ sách pháp luật, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tra tấn...