Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
LỊCH TUẦN UBND XÃ QUẢNG THỌ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ, BAN, NGÀNH
HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
TRƯỜNG HỌC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
THÁO GỠ KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN CÁC LÀNG NGHỀ VÀ NGHỀ TRUYỀN THỐNG
Ngày cập nhật 22/11/2019
Toàn cảnh buổi đối thoại

Sáng ngày 21/11/2019, tại Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định cùng với Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Đại Anh Tuấn; Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Lương Bảy và Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hồ Dần đã chủ trì buổi đối thoại trực tuyến với cá nhân, tổ chức với chủ đề “Bảo tồn, phát triển các làng nghề và nghề truyền thống”. Buổi đối thoại được truyền hình trực tiếp trên website của Đài PT&TH tỉnh (trt.vn); Cổng thông tin điện tử và Fanpage Facebook của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

Phát biểu khai mạc đối thoại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định nhấn mạnh, xứ Huế - Phú Xuân ngày xưa từng là kinh đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn với gần 150 năm, là nơi tụ hội của nhiều bàn tay tài hoa từ khắp mọi miền tổ quốc để chế tác ra các sản phẩm tinh xảo phục vụ cho cuộc sống xa hoa, tinh tế của kinh thành. Chính vì vậy, Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có số làng nghề và nghề truyền thống khá nhiều so với các nơi khác trong cả nước với đông đảo đội ngũ thợ thủ công lành nghề, tài hoa.

Các làng nghề truyền thống, nhất là làng nghề ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh chúng ta đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm tại chỗ, tạo nguồn thu nhập ổn định cho một bộ phận không nhỏ người dân ở nông thôn. Đặc biệt là trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, làng nghề đã đóng vai trò là nhân tố quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế...

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của phát triển làng nghề và nghề truyền thống, trong nhiều năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như các ngành và địa phương trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực để bảo tồn, phát triển các làng nghề và nghề truyền thống. UBND tỉnh cũng đã có những định hướng cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề như: Quy hoạch phát triển nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; khôi phục phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; kết hợp phát triển làng nghề với du lịch; Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật để sáng tác mẫu mã, nâng cao trình độ tay nghề cho thợ trẻ; Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn và đầu tư xử lý môi trường làng nghề để đảm bảo phát triển bền vững; Tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tìm đầu ra cho sản phẩm; quảng bá thương hiệu sản phẩm tới người tiêu dùng...

Không gian trưng bày dệt Zèng đến từ A Lưới trong 1 lần tham gia Festival nghề truyền thống tại TP Huế

Từ năm 2005, thành phố Huế định kỳ 2 năm 1 lần đã tổ chức liên tục các kỳ Festival nghề truyền thống. Các kỳ Festival nghề truyền thống đã góp phần tác động tích cực đến sự hồi sinh và phát triển của các ngành nghề và làng truyền thống của tỉnh; qua đó góp phần gìn giữ, phát huy giá trị của các nghề truyền thống, gắn các sản phẩm nghề, làng nghề với phát triển du lịch, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, công tác phát triển nghề và làng nghề vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của của tỉnh. Nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh hoạt động ở quy mô nhỏ, tự phát và gặp phải không ít những khó khăn, như: thiếu mặt bằng để sản xuất tập trung, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. Khả năng cạnh tranh của làng nghề thấp, nguồn nguyên liệu không ổn định, chưa tạo nhiều thương hiệu hàng hoá, sức tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế... Do vậy, việc bảo tồn và phát triển làng nghề đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra không ít cơ hội và thách thức đối với tỉnh nhà.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định (bên phải) trong 1 lần đi thăm HTX Mây tre đan Bao La (huyện Quảng Điền) vào ngày 6/11/2019

“Thế giới đang nhìn lại quá trình phát triển của mình. Công nghệ phát triển ở tốc độ cao, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng nhiều đến mức tham lam vô độ đã và đang làm cho thế giới ngày một tiến dần hơn đến chỗ tự diệt vong trong đống "rác" sinh ra từ sự hoang phí của tiêu dùng. Đây cũng là lúc con người ta nhìn lại quá khứ, trở lại với những nhu cầu của quá khứ, một cách đơn giản, tinh tế và thân thiện nhất với môi trường. Điều đó, mở ra những cơ hội lớn cho nghề và làng nghề truyền thống”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định chia sẻ.

Buổi đối thoại đã nhận được hơn 50 câu hỏi gửi đến chương trình, đã được Lãnh đạo tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành có liên quan nghiên cứu trả lời một cách thấu đáo. Trong đó có nhiều ý kiến được đông đảo người dân quan tâm đó là cơ chế chính sách ưu tiên thu hút, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào làng nghề, việc đào tạo tay nghề, tăng thu nhập cho người dân tại các làng nghề...; Giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề, để các làng nghề phát triển ổn định, bền vững, sạch hơn và an toàn hơn. Chủ trương, chính sách của Tỉnh đối với việc đầu tư, phát triển các làng nghề truyền thống; đáng chú ý là nhiều người dân quan tâm đến việc hỗ trợ, định hướng của Tỉnh trong việc quy hoạch, đầu tư, phát triển đối với nghề đan lát, mây tre nhằm tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường trong bối cảnh tỉnh nhà đang quyết liệt “nói không với tui nilông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”.

Buổi đối thoại lần này là cơ hội để UBND tỉnh cùng các Sở ngành lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những ý kiến tâm huyết đóng góp cho sự phát triển nghề và làng nghề truyền thống; đồng thời cũng là dịp để UBND tỉnh, các sở ngành, địa phương giải đáp, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về công tác bảo tồn, phát triển các làng nghề và nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh nhà.

 “Kết quả của buổi đối thoại hôm nay sẽ được Văn phòng UBND tỉnh ghi nhận để cùng các ngành, địa phương tham mưu cho lãnh đạo UBND tỉnh chuyển tải thành những nhiệm vụ trong thời gian tới, vì mục tiêu đưa công tác Bảo tồn, phát triển các làng nghề và nghề truyền thống lên một tầm cao mới, mang lại những giá trị thiết thực, hiệu quả hơn cho người dân, cộng đồng và xã hội”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định khẳng định tại buổi đối thoại.

Nguồn: thuathienhue.gov.vn
Tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.422.524
Truy cập hiện tại 22