Tại buổi Hội nghị ông Trần Kìm-Phó Chủ tịch UBND xã-Trưởng ban chỉ đạo xã Quảng Thọ, thay mặt UBND xã triển khai kế hoạch về Phòng chống bệnh khảm lá sắn trên địa bàn xã. Ông Trương Văn Quốc-Công chức ĐC-XD_NN&MT xã-Phó Ban trực, thông qua bảng phân công các thành viên Ban chỉ đạo Phòng chống bệnh khảm lá sắn trên địa bàn xã phụ trách từng địa bàn.
Ông Trần Kìm-Phó Chủ tịch UBND xã-Trưởng ban chỉ đạo xã Quảng Thọ, triển khai kế hoạch về Phòng chống bệnh khảm lá sắn trên địa bàn xã
Toàn cảnh Hội nghị
Bệnh khảm lá sắn
Bệnh khảm lá sắn có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV), bệnh do vivus gây ra, được lan truyền qua môi giới là bọ phấn trắng (Bemisiatabaci) và qua hom giống lấy từ cây bị bệnh. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị, cây sắn nhiễm bệnh khảm lá có rễ kém phát triển, không phát triển củ, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng; biện pháp tốt nhất là sử dụng hom giống sạch bệnh để trồng và tiêu hủy nguồn bệnh, môi giới truyền bệnh để hạn chế lây lan.
Triệu chứng, cơ chế lan truyền bệnh và tác hại của bệnh khảm lá sắn
Bệnh khảm lá sắn là bệnh do virus gây ra và được lam truyền qua môi giới là bọ phấn trắng và qua hom giống lấy từ cây bệnh, hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá. Mức độ hại nhẹ là không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm, ít rễ. Triệu chứng bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây sắn và lây nhiễm từ khi cây sắn còn non.
Bệnh lan truyền qua 2 con đường:
- Qua hom giống: Virus tồn tại trong thân, lá, củ sắn nên khi lấy thân sắn làm giống cho vụ sau thì virus sẽ tiếp tục nhân lên trong hom giống và làm xoăn lá ngay khi cây vừa mọc mầm. Củ sắn còn sót lại trên ruộng mà nhiễm virus thì khi mọc mầm cũng bị xoăn lá và là nguồn bệnh nguy hiểm.
- Qua môi giới truyền bệnh: Virus lan truyền qua bọ phấn trắng, bọ phấn trắng chích hút trên cây sắn bị bệnh sẽ hút cả virus vào cơ thể, khi chính hút trên cây khỏe sẽ truyền virus sang làm cây bị bệnh.
Thông qua 2 cơ chế lan truyền trên, nếu không phòng trừ, tiêu hủy bệnh khảm lá sắn lây lan rất nhanh, nguy cơ gây hại nghiêm trọng các vùng trồng sắn.
Tác hại của bệnh khảm lá sắn: cây sắn nhiễm bệnh khảm lá thì bộ rễ kém phát triển, không phát triển củ, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng củ biện pháp tốt nhất là sử dụng hom giống sạch bệnh để trồng và tiêu hủy nguồn bệnh, môi giới truyền bệnh để hạn chế lây lan.