Để bảo vệ và phát huy tiềm năng vốn có trên phá Tam Giang, năm 2015 được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp các ngành, huyện Quảng Điền đã phối hợp với chi cục kiểm lâm tỉnh triển khai đưa vào trồng rừng ngập mặn trên phá Tam Giang. Với hơn 60 ha rừng ngập mặn được trồng ven phá Tam Giang thuộc địa phận xã Quảng Lợi với 2 loại cây trồng chính đó là cây bần chua và cây dừa nước. Trãi qua 5 năm trồng và chăm sóc, đến nay hầu hết các loại cây trồng phát triển xanh tốt, tạo nên vanh đai xanh trên phá Tam Giang. Việc trồng và phát triển thêm các diện tích rừng ngập mặn góp phần tạo các vành đai xanh bảo vệ vùng ven đầm phá và bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực. Sau thời gian diện tích rừng ngập mặn phát triển, nhiều khu vực canh tác nuôi trồng thủy sản và mặt nước tự nhiên đã trở thành nơi cư trú, sinh sản của nhiều loại thủy sản như cua, cá, giúp làm giàu thêm nguồn lợi thủy sản ở nhiều vùng đất ngập nước.Theo ông Nguyễn Nhân một người dân sông ở thôn Ngư Mỹ Thạnh, người được hưởng lợi từ dự án trồng rừng trên phá Tam Giang cho biết, sau khi rừng ngập mặn trên phá Tam Giang được đưa vào trồng từ năm 2015 đến nay đã mang hiệu quả rất lơn cho người dân chúng tôi. Trong đó phải kể đến thu nhập của người dân chúng tôi được tăng lên nhờ đánh bắt thủy sản trên phá. Trong số 60 ha rừng trồng trên phá tam giang có 10 ha dừa nước, đây là loại cây trồng mang lại hiệu quả rất lớn về tiềm năng du lịch của xã và huyện. Theo ông Nguyễn Nhân – Người dân thôn Ngư Mỹ Thạnh xã Quảng Lợi cho biết : “Nếu như trước đây chưa trồng rừng ngập mặn, nơi đây mỗi khi đến mùa mưa bão sóng gió lớn lắm, hiện nay khi rừng đã phát triển không những chăn sóng gió mà còn là nơi trú ngụ của nhiều loại thủy sản nên thu nhập của người dân chúng tôi được nâng lên đáng kể”.
Không những hiệu quả về bảo vệ môi trường trên phá Tam Giang, rừng ngập mặn còn góp phần rất lớn trong phát triển du lịch của địa phương. Để phát huy hơn nữa gia trị của rừng ngập mặn trên phá tam giang, trong 2 ngay 27 và 28 tháng 2 UBND huyện Quảng Điền phối hợp Chi cục kiểm lâm tỉnh tổ chức tập huấn kỹ thuật tỉa cành, chế biến, bảo quan dừa nước và bận chua. Tại đây 40 học viên là những người dân sống ven phá tam giang đã được hướng dân cách tỉa cạnh chế biến các sản phẩm từ cây dừa nước để phục vụ du lịch, phục vụ vào mục đích dân sinh tại địa phương. Tham gia tại buổi tập huấn ông Trần Lợi – Giám đốc doanh nghiêp tư nhân đan đát Thủy Lập cho biết ; “Qua buổi học tập hôm nay chúng tôi sẽ về áp dụng vào thực tiễn nghiên cưu tạo nên những mẫu mã phục vụ du lịch tạo nên sự đa dang về chủng loại”.
Theo nhân đinh của ông Phan Đăng Bảo - Phó chủ tịch UBND xã Quảng Lợi, năm 2019 thu nhập kinh tế trên pha Tam Giang tăng vọt với tổng kinh phí hơn 20 tỷ đồng, có được kết quả đó là nhờ rừng ngập mặn mang lại. Thời gian sắp tới xã sẽ nghiên cứu xúc tiến các hoạt động du lịch ở khu vực rừng sinh thái này.
Để rừng trồng phát huy có hiệu quả hơn nữa huyện Quảng Điền đang có kế hoạch súc tiến các hoạt động phát triển du lịch sinh thái. Đây cũng là hoạt động trong mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn của tỉnh nhằm bảo tồn và phát triển du lịch bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trên vùng đầm phá.