Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
LỊCH TUẦN UBND XÃ QUẢNG THỌ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ, BAN, NGÀNH
HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
TRƯỜNG HỌC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH TRÊN NỀN TẢNG TRI THỨC, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN NỀN TẢNG VĂN HÓA
Ngày cập nhật 18/06/2020

    Tham gia thảo luận tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV vào sáng nay 15/6, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đã có bài phát biểu thảo luận về kinh tế - xã hội năm 2020. Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, bài học về sức mạnh kỷ luật, sự đồng thuận, chung sức đồng lòng trong thời điểm khó khăn nhất của đất nước là bài học quý báu cho chúng ta trong quá trình phục hồi và phát triển đất nước sau đại dịch.

Đồng hành trong phòng chống dịch và phục hồi phát triển kinh tế

Mở đầu bài phát biểu, Ông Phan Ngọc Thọ thống nhất nhận định về đánh giá tình hình triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2020 của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Quốc hội.

Ông Phan Ngọc Thọ cho rằng, để đạt mục tiêu này ngoại trừ yếu tố kiểm soát tốt dịch bệnh thì Chính phủ cũng đã định ra những nhiệm vụ cụ thể, tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp kiểm soát lạm phát, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, phát huy cao độ dư địa của các động lực tăng trưởng từng ngành, địa phương.

Cử tri Thừa Thiên Huế vui mừng, cảm ơn Quốc hội, Chính phủ và đánh giá cao công tác chỉ đạo điều hành chủ động, quyết liệt của Chính phủ trong phòng chống đại dịch Covid-19 thời gian qua.

Những kết quả đạt được trong kiểm soát dịch bệnh được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Với thông điệp y tế cộng đồng rõ ràng, hành động nhanh, truy vết tích cực chúng ta đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng chống dịch đã tạo nên nền tảng quan trọng trong kiểm soát và giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Thừa Thiên Huế đã và đang đồng hành cùng cả nước trong công tác phòng chống dịch cũng như quá trình phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới; với quan điểm không cực đoan cũng như không chủ quan, quyết tâm thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế.

 

Đây là thời điểm, là cơ hội để chúng ta đánh giá sự thích nghi, chủ động của nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh có thể xuất hiện mọi lúc, mọi nơi với quy mô toàn cầu, đặc biệt tác động của chuỗi sản xuất trong bối cảnh hòa nhập ngày càng sâu rộng.

Ông Phan Ngọc Thọ đề nghị Chính phủ có đánh giá đầy đủ để có lộ trình chuyển đổi, hình thành chuỗi sản xuất tin cậy, đa dạng, chủ động, tạo nền tảng cho phát triển nền kinh tế có năng lực phản ứng nhanh, linh hoạt thích ứng với các biến động của nền kinh tế bên trong cũng như bên ngoài.

Đây là thời điểm cơ hội cho Việt Nam tận dụng từ việc điều chỉnh, sắp xếp lại cục diện kinh tế, thương mại toàn cầu do dịch bệnh gây ra. Trước xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất nhằm tận dụng tốt cơ hội, hạn chế các rủi ro đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành khẩn trương đánh giá các chính sách thu hút, tác động đầu tư hình thành chuỗi giá trị trong mối quan hệ kinh tế - quốc phòng, kinh tế - môi trường. Có giải pháp nguồn nhân lực, chú trọng nhân sự quản lý, công nhân kỹ thuật cao. Với nguyên tắc không bỏ qua cơ hội thu hút đầu tư vừa đảm bảo phát triển kinh tế bền vững gắn với đảm bảo an ninh - quốc phòng - môi trường.

Thời gian qua, hệ thống pháp luật của Việt Nam từng bước cải thiện, môi trường đầu tư nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, để đón đầu và đón được những nhà đầu tư có thương hiệu, năng lực tài chính, cam kết đầu tư lâu dài thì Chính phủ cần có những quyết sách và cơ chế đặc thù thu hút đầu tư vượt trội so với các nước trong khu vực, tập trung một số địa bàn trọng điểm trên cả 3 vùng Bắc – Trung – Nam.

 

Cải cách thể chế, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đề nghị, cần sớm kịp thời rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để khắc phục sự chồng chéo, bỏ sót, chưa rõ ràng thậm chí không phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật cao hơn nhằm tránh cho các cấp chính quyền cũng như nhà đầu tư gặp những rủi ro về pháp lý do thiếu sự đồng bộ các hệ thống văn bản, tạo lòng tin của doanh nghiệp cũng như sự tự tin của các cơ quan chính quyền trong quá trình cấp phép đầu tư và tiếp cận đất đai.

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong các lĩnh vực kinh tế, tập trung chuyển đổi số trong hoạt động cơ quan hành chính nhằm phát huy hiệu quả vận hành Chính phủ điện tử, góp phần quan trọng thực hiện cải cách hành chính, hiện thực hóa lộ trình giảm giấy tờ, giảm thời gian, giảm chi phí trong giải quyết thủ tục hành chính. Chuyển đổi số trong hệ thống cơ quan hành chính cần phải đi đầu - là điều kiện quan trọng thúc đẩy và phát huy hiệu quả, sự đồng bộ chuyển đổi số của các lĩnh vực kinh tế.

Phát huy hiệu quả thực hiện các giải pháp công nghệ thông tin được áp dụng phục vụ công tác điều hành, giám sát dịch bệnh trong thời gian qua để hoàn thiện về mặt giải pháp và cơ sở pháp lý nhằm duy trì, nhân rộng phục vụ tiến trình “làm việc không giấy tờ, họp không tập trung, giải quyết thủ tục hành chính không gặp mặt, thanh toán không dùng tiền mặt” và quan trọng tạo lập cơ sở dữ liệu quốc gia về sức khỏe toàn dân gắn liền với vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tạo cơ hội để người dân có điều kiện sống và làm việc tốt nhất

Thay mặt cho cử tri Thừa Thiên Huế, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ chân thành cảm ơn Chính phủ, Quốc hội đã quan tâm chỉ đạo, theo dõi, động viên hỗ trợ kịp thời cho nhân dân tỉnh nhà trong suốt quá trình thực hiện cuộc di dân lịch sử Khu vực I Kinh thành Huế, đến nay đã cơ bản hoàn thành đợt 1 đối với dân cư khu vực Thượng Thành với quy mô 576 hộ, từ nay đến cuối năm tập trung di dân cho khoảng 2.362 hộ còn lại của giai đoạn I.

Một động lực mới cho Thừa Thiên Huế phát triển trong giai đoạn tới khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 54 về định hướng xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Thừa Thiên Huế đang tập trung mọi nỗ lực phối hợp với các Bộ, ngành triển khai các nội dung Nghị quyết để báo cáo Chính phủ và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. Với mô hình và tiêu chí đặc thù cho đô thị di sản chưa có tiền lệ, Thừa Thiên Huế rất mong được sự chỉ đạo hỗ trợ của Bộ, ngành, các Ủy ban của Quốc hội để hoàn thành mở rộng địa giới thành phố Huế cũng như các cơ sở pháp lý về tiêu chí phân loại đô thị, tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính đối với mô hình đô thị di sản trong năm 2020 nhằm giúp Thừa Thiên Huế vươn lên xứng tầm cố đô, phát triển nhanh trên nền tảng tri thức, phát triển bền vững trên nền tảng văn hóa, đảm bảo hài hòa trong quá trình bảo tồn và phát triển, tạo cơ hội để người dân có điều kiện sống và làm việc tốt nhất và quan trọng là thúc đẩy công cuộc giữ gìn, phục hồi và phát huy giá trị di sản cố đô, giá trị nhân văn, bản sắc văn hóa Huế nói riêng và văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam nói chung.

nguồn www.thuathienhue.gov.vn
Tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.423.500
Truy cập hiện tại 202