|
|
Liên kết website
LỊCH TUẦN UBND XÃ QUẢNG THỌ CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ SỞ, BAN, NGÀNH HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TRƯỜNG HỌC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
| | |
|
Miếu thờ Nguyễn Hữu Dật Ngày cập nhật 02/10/2023 | |
Nguyễn Hữu Dật sinh năm Quý Mùi (1603) là con của Nguyễn Triều Văn, người làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Nguyễn Triều Văn cùng một ông tổ (năm đời) với Nguyễn Hoàng, theo chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá được phong làm Tham Tướng Chưởng Cơ. Từ nhỏ Nguyễn Hữu Dật là một con người thông minh và có tài văn học, năm 16 tuổi (1619) ông được Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên bổ làm Văn chức, sau đó ông làm tham mưu cho cha mình tham dự các trận đánh lớn quân Trịnh ở phía Bắc lập được nhiều công lớn, được thăng chức Đốc Chiến, Chưởng dinh Tiết Chế tước Chiêu Võ Hầu (năm 1655).
Trong đời các chúa Sãi, Chúa Thượng, Chúa Hiền, cùng với Đào Duy Từ và Nguyễn Hữu Tiến, ông là một trong ba nhân vật trụ cột, đã có nhiều đóng góp đáng kể cho công cuộc mở nước, xây dựng bờ cõi, chống lại với các thế lực quân Trịnh ở Đàng Ngoài. Vào các năm 1648, 1660, ông cùng Nguyễn Hữu Tiến đem quân vượt sông Gianh chiếm đất Bố Chính, Nghệ An, Thanh Hoá, xây dựng hệ thống phòng thủ ở luỹ Nhật Lệ, Trường Sa, Đồng Hới (Quảng Bình). Từ năm 1663 cho đến khi qua đời, Nguyễn Hữu Dật được phong làm Chưởng Dinh Tiết Chế Đạo Lưu Đồn, Trấn thủ dinh Bố Chính.
Tháng 3 năm Tân Dậu (1681) Nguyễn Hữu Dật qua đời tại Quảng Bình, thọ 78 tuổi, được chúa Nguyễn Phúc Tần truy tặng: Tán Trị Tĩnh Y Vệ Tả Quân Đô Đốc Phủ Chưởng Phủ Sự Chiêu Quận Công. Sử nhà Nguyễn khen ngợi: “Nguyễn Hữu Dật là người sáng suốt, có tài thao lược, đầu tư cách văn chức được dùng làm giám chiến, danh vọng vốn đã rõ ràng, đến khi làm tướng thì nhiều lần dựng bày mưu lớn, đương thời lấy ỷ làm trọng, từng ví mình với Khổng Minh, Bá Ôn”( ). Sau khi ông mất dân Quảng Bình tiếc nhớ, gọi là Bồ Tát, lập đền thờ ông ở Thạch Xá. Năm Gia Long thứ 5 (1807) được Tòng tự ở Thái Miếu, năm Minh Mạng thứ 12 (1832) được phong Tĩnh Quốc Công. Hai con trai của ông là Nguyễn Hữu Hào và Nguyễn Hữu Cảnh cũng có những đóng góp đáng kể cho các chúa Nguyễn, đặc biệt Nguyễn Hữu Cảnh được phong tước Lễ Thành Hầu, chức Chưởng binh, người có công rất lớn trong công tác bình định, khai hoang lập ấp ở miền Nam.
UBND xã Quảng Thọ Các tin khác
| |
|
| Thống kê truy cập Truy cập tổng 2.416.349 Truy cập hiện tại 1.724
|
|