Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
LỊCH TUẦN UBND XÃ QUẢNG THỌ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ, BAN, NGÀNH
HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
TRƯỜNG HỌC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
Kê hoạch đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện năm 2022
Ngày cập nhật 12/09/2022

Ngày 29/4/2022, Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh-Phó Chủ tịch UBND huyện đã ký ban hành Kế hoạch số 97/KH-UBND về đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện năm 2022

cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU                                                     

1. Xây dựng huyện Quảng Điền có môi trường sống tốt, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế gắn kết với bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững.

2. Chủ động phòng chống, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường; giảm thiểu suy thoái tài nguyên thiên nhiên; nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên; nâng cao năng lực quản lý môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học trên địa bàn huyện.

3. Tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách về môi trường, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tạo sự chuyển biến trong công tác bảo vệ môi trường, giải quyết những vấn đề môi trường bức xúc trên địa bàn huyện.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, thúc đẩy triển khai thực hiện tốt các Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 14/01/2022 và Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 08/3/2022 của UBND huyện; đồng thời thực hiện các nội dung chưa hoàn thành tại Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 12/4/2021 của UBND huyện

2. Tăng cường đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng thẩm định yêu cầu bảo vệ môi trường trong quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển

- Nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đặc biệt ở khâu tham gia ý kiến góp ý, thẩm định đối với các dự án quy hoạch, kế hoạch theo quy định.

- Không cấp giấy phép xây dựng đối với các dự án không giấy phép bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

- Tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo các dự án phải được xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động.

- Ưu tiên bố trí quỹ đất đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn, hạ tầng kỹ thuật về môi trường trong quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quy hoạch và lựa chọn địa điểm thực hiện dự án đầu tư.

2. Chú trọng bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản

- Tập trung thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến tài nguyên khoáng sản; kiểm soát, khắc phục ô nhiễm môi trường tại các khu vực khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản.

- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân khai thác, chế biến khoáng sản thực hiện nghiêm các quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản; thực hiện đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác, nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo quy định.

- Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản theo quy định.

3. Tập trung khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường nông thôn, đô thị

- Tập trung thực hiện tốt công tác thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt tại các vùng nông thôn; xây dựng mô hình quản lý, xử lý chất thải rắn nông thôn phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại các vùng nông thôn trên địa bàn huyện.

- Đẩy mạnh thực hiện phân loại rác tại nguồn nhằm làm giảm khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình phải vận chuyển, xử lý; đồng thời tăng cường tái sử dụng chất thải hữu cơ, tạo nguồn phân bón sạch cho cây trồng, giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp; giảm thiểu ô nhiễm và các dịch bệnh từ rác thải gây ra, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Tổ chức ký cam kết đến từng hộ gia đình về thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt. Phấn đấu tỷ lệ hộ gia đình thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt đạt trên 90%; trước ngày 05/6 báo cáo tình hình thực hiện về UBND huyện (qua Phòng Tài nguyên và Môi trường).

- Đẩy mạnh chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; khuyến khích Nhân dân tham gia bảo vệ nguồn nước sông, hồ, ao và các hệ sinh thái, cảnh quan có giá trị.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; đẩy mạnh công tác thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật,  phân bón, thức ăn chăn nuôi.

- Tiếp tục điều tra bổ sung và phối hợp tổ chức triển khai các dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên địa bàn huyện.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường; thay đổi các hành vi làm tổn hại các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường như vứt rác bừa bãi, săn bắn động vật quý hiếm…

4. Bảo vệ môi trường đô thị, các lưu vực sông

- Đẩy mạnh hoạt động “Ngày Chủ nhật xanh”, huy động sự tham gia của toàn dân một cách thường xuyên.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân đặc biệt ở khu vực đông dân cư, sống gần các lưu vực sông thực hiện nếp sống văn minh, vệ sinh đô thị, đổ rác thải đúng nơi quy định, không xả thải các loại chất thải ra môi trường xung quanh và xuống lưu vực sông.

- Đầu tư nâng cao năng lực thu gom, xử lý rác thải; kiểm soát chặt chẽ các loài sinh vật ngoại lai như bèo Lục Bình,cây mắt mèo, các hoạt động xả nước thải, đổ thải, san lấp, lấn chiếm các dòng sông.

- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

5. Ngăn chặn có hiệu quả sự suy thoái của các hệ sinh thái, suy giảm các loài

- Bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm, các giống cây trồng, cây dược liệu, vật nuôi có giá trị; bảo vệ và giữ gìn các nguồn gen bản địa quý hiếm; ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập phát triển của sinh vật ngoại lai xâm hại.

- Quản lý, bảo vệ các tiểu khu rừng theo quy hoạch được phê duyệt.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đa dạng sinh học; kiểm tra, phát hiện và xử lý hành vi buôn bán và tiêu thụ trái phép các loại động, thực vật  quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

6. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường từ cấp huyện, cấp xã; chú trọng quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.

- Bố trí và quản lý sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường đảm bảo hiệu quả.

- Tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện bằng các biện pháp như: Tăng thời lượng, nội dung đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng, phát triển các mô hình cộng đồng bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu, áp dụng khoa học, công nghệ, biện pháp xử lý chất thải, sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các giải pháp đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường, trong đó tập trung cho hoạt động “ Ngày Chủ nhật xanh”, phân loại, thu gom, xử lý, trồng cây xanh, xử lý ô nhiễm môi trường.

- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp huyện và UBND xã, thị trấn tổ chức cho các lực lượng tuyên truyền, hướng dẫn về phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình. Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, UBND các xã, thị trấn triển khai nhân rộng các mô hình hay về thực hiện việc phân loại rác tại hộ gia đình.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện.

- Rà soát, tham mưu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, ưu tiên bố trí quỹ đất cho các công trình xử lý nước thải, rác thải, hạ tầng kỹ thuật về môi trường.

- Điều tra, xác định các khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét; tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

- Theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp, định kỳ hàng quý báo cáo UBND huyện kết quả thực hiện.

 2. Phòng Nông nghiệp và PTNT

- Tiến hành đánh giá, đề xuất các biện pháp tăng cường kiểm soát việc sử dụng hóa chất trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác thu gom, xử lý bao bì thuốc, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, chất thải trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, hóa chất bảo vệ thực vật nhập lậu, hết hạn sử dụng.

- Kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi tập trung, giết mổ tập trung, nuôi trồng thủy sản tập trung, sản xuất chế biến trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

 3. Phòng Tài chính - Kế hoạch

  Đề xuất bố trí nguồn kinh phí xây dựng các thiết chế và kinh phí sự nghiệp môi trường để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.

 4. Phòng Hạ tầng – Kinh tế

 - Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải.

 - Đẩy mạnh công tác thu gom chất thải rắn, bao bì thuốc bảo vệ thực vật và xử lý các loại chất thải rắn, nước thải hợp vệ sinh tránh gây ô nhiêm môi trường.

 - Nghiên cứu đề xuất tiếp nhận công nghệ xử lý chất thải, sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, các mô hình phát triển kinh tế xanh.

5. Trung tâm Y tế huyện: Trung tâm Y tế huyện phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát việc xử lý chất thải y tế trên các cơ sở y tế trên địa bàn.

6. Phòng Văn hóa và thông tin, Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, thân thiện với môi trường, tham gia tích cực, có hiệu quả vào các hoạt động  bảo vệ môi trường.

7. Phòng Nội vụ: phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu công tác thi đua-khen thưởng vào cuối năm.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể

- Vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; duy trì, đẩy mạnh nhân rộng các mô hình hay, các phong trào do các Hội, đoàn thể phát động, cuộc vận động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường.

- Tổ chức tuyên truyền giáo dục trong cán bộ hội viên về pháp luật bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao nhận thức và chấp hành nghiêm về pháp luật môi trường.

- Duy trì và phát động mỗi gia đình hội viên có thùng rác được phân loại rác và đổ rác đúng nơi quy định, vận động hội viên và Nhân dân đăng ký phân loại và xử lý rác, nước thải hợp vệ sinh tránh gây ô nhiêm môi trường.

- Đẩy mạnh hoạt động giám sát đối với các chủ trương, biện pháp, chương trình, đề án bảo vệ môi trường; tạo điều kiện tốt nhất để Nhân dân phát huy quyền làm chủ, tự giác, tích cực thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường cùng tham gia hưởng ứng.

9. UBND các xã, thị trấn

 - Căn cứ Kế hoạch này, chủ động xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân để đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường.

 - Cấp ủy, chính quyền các cấp cần xác định hoạt động “ Ngày Chủ nhật xanh”; phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác bảo vệ môi trường gắn với xây dựng nông thôn mới; đưa việc phân loại, xử lý rác tại hộ gia đình vào nội dung đánh giá, công nhận thôn, tổ dân phố và gia đình văn hóa. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu hộ gia đình thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt (Có phụ lục kèm theo).

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện, báo cáo kết quả thực hiện về UBND huyện (qua Phòng Tài nguyên và Môi trường).

 

quangdien.thuahienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.416.349
Truy cập hiện tại 1.710