Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
LỊCH TUẦN UBND XÃ QUẢNG THỌ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ, BAN, NGÀNH
HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
TRƯỜNG HỌC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
HỘI THẢO QUỐC TẾ “QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI LIÊN QUAN ĐẾN NƯỚC KHU VỰC MIỀN TRUNG”
Ngày cập nhật 02/12/2019

    Nằm trong chuỗi hoạt động nhìn lại 20 năm lũ lớn tại khu vực miền Trung, chiều ngày 29/11, tại thành phố Huế, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (PCTT) phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo quốc tế “Quản lý rủi ro thiên tai liên quan đến nước khu vực miền Trung”.

Tham dự hội thảo có ông Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trưởng ban chỉ đạo phòng chống bão lụt trung ương; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan; đại diện lãnh đạo tỉnh và Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn 14 tỉnh miền Trung; cùng các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, phi chính phủ tại Việt Nam. 

Phát biểu khai mạc hội thảo ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT cho biết, trước tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), thiên tai trên thế giới diễn ra ngày càng phức tạp, cực đoan hơn. Là một trong số quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH, thiên tai tại Việt Nam đã và đang diễn ra với tần suất và cường độ ngày càng lớn. Vì vậy, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT tổ chức Hội thảo quốc tế “Quản lý rủi ro thiên tai liên quan đến nước khu vực miền Trung” nhằm chia sẻ kinh nghiệm từ những bài học trong quá khứ của chính quyền và người dân các địa phương miền Trung trong công tác ứng phó lũ lớn năm 1999, công tác tái thiết sau thiên tai tại miền Trung cũng như vai trò của các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng địa phương trong giảm thiểu rủi ro thiên tai tại Việt Nam. Đồng thời, tiếp thu những ý kiến và đề xuất của các địa phương, cơ quan, tổ chức quốc tế về các giải pháp phù hợp trong công tác phòng ngừa thiên tai tại Việt Nam trong thời gian tới.

 

Phó chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo các đại biểu đã nghe báo cáo tổng quan về diễn biến lũ năm 1999, công tác chỉ đạo, điều hành và bài học kinh nghiệm trong ứng phó với lũ khu vực miền Trung cùng giải pháp trọng tâm thời gian tới của đại diện Tổng cục phòng chống thiên tai; báo cáo kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế trong công tác phòng chống thiên tai với lũ năm 1999; kinh nghiệm ứng phó với siêu bão Hagibis và quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông Hương của đại diện tổ chức JICA tại Việt Nam; vai trò của các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng địa phương trong quản lý thiên tai tại Việt Nam, thành tựu và phương hướng hoạt động trong thời gian tới của đại diện tổ chức DWF.  Đặc biệt là tham luận “20 năm nhìn lại về trận lũ lịch sử năm 1999” của ông Nguyễn Văn Mễ, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và tham luận về kinh nghiệm trong ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” của UBND xã Phương Mỹ (tỉnh Hà Tĩnh).

 

Toàn cảnh hội thảo

Đánh giá về mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là trận lũ lịch sử năm 1999 tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế  Phan Thiên Định cho biết, là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ có khí hậu khắc nghiệt, hàng năm Thừa Thiên Huế thường chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai liên quan đến nước, đặc biệt là lũ lụt có cường suất lớn, sức tàn phá lớn. Trận lũ lịch sử tháng 11/1999 chưa từng xảy ra trong gần 100 năm trước đó tại các tỉnh miền Trung, riêng tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 372 người chết, 94 người bị thương, 90 vạn dân phải chịu đói rét trong nhiều ngày,...thiệt hại trên 1.700 tỷ đồng.

Trong những năm qua, với sự giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, sự chung tay hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các tổ chức cá nhân khác đã hỗ trợ cho tỉnh Thừa Thiên Huế các chương trình, dự án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai, thích ứng BĐKH, xây dựng năng lực và các công trình phòng chống thiên tai. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã lồng ghép, huy động mọi nguồn lực để triển khai, thực hiện các dự án, đề án cơ cấu ngành nông nghiệp, giảm nghèo bền vững gắn với chương trình quốc gia thích ứng BĐKH, chương trình di dân vùng sạt lở, lũ quét. Nhờ sự chủ động phát huy nội lực và sự chung tay của cộng đồng, năng lực phòng chống thiên tai của tỉnh Thừa Thiên Huế đã chuyển biến tích cực; thiệt hại về tài sản và tính mạng do thiên tai gây ra trong những năm gần đây đã giảm dần xuống mức thấp hơn so với những năm trước đây.

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện tích hợp sử dụng, kết nối các hạ tầng hệ thống đô thị thông minh, hệ thống thông tin địa lý GIS Huế, ứng dụng phản ảnh trực tuyến Hue-S phục vụ phòng chống thiên tai. Thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn tiếp tục nhận sự quan tâm, hỗ trợ của các Bộ, ban ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế đối với công tác phòng ngừa thiên tai và thích ứng hiệu quả hơn với BĐKH. 

Theo Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT, đợt mưa lũ lịch sử xảy ra vào tháng 11/1999 là một trong những trận thiên tai nghiêm trọng nhất xảy ra tại khu vực miền Trung; mưa lũ đã làm 818 người chết và mất tích, gần 1,2 triệu ngôi nhà, trụ sở bị đổ sập, hệ thống cơ sở hạ tầng  bị tàn phá nghiêm trọng, tổng thiệt hại ước tính gần 4.150 tỷ đồng (thời điểm năm 1999).

 

Nguồn: https://thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.435.281
Truy cập hiện tại 932