Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
LỊCH TUẦN UBND XÃ QUẢNG THỌ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ, BAN, NGÀNH
HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
TRƯỜNG HỌC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
Thừa Thiên Huế chủ động công tác phòng chống, ứng phó bão số 8
Ngày cập nhật 14/10/2021
Chiều nay (12/10), Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống thiên tai về ứng phó bão số 8 (có tên quốc tế Kompasu, đã vào Biển Đông vào sáng nay, trở thành cơn bão số 8 trong năm nay) với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 13. Dự cuộc họp có lãnh đạo 6 tỉnh: Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế tại các đầu cầu truyền hình trực tuyến. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng đại diện các sở, ban, ngành, địa phương cùng tham dự.

 

Hồi 13 giờ ngày 12/10, vị trí tâm bão ở khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 117,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 610km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-120km/giờ), giật cấp 13. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 350km tính từ tâm bão. Đến 13 giờ ngày 13/10, vị trí tâm bão ở khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 111,1 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Về mưa: Trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã có mưa với lượng mưa trung bình từ 30-60 mm, có nơi cao hơn như Quảng Điền 100mm.

Dự báo, do ảnh hưởng của rìa phía nam dải hội tụ nhiệt đới nối với cơn bão số 8, sau ảnh hưởng của rìa tây và tây nam hoàn lưu bão số 8 nên từ ngày 13-14/10 tại tỉnh Thừa Thiên Huế có mưa vừa, rải rác mưa to, có nơi mưa rất to và dông; trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 70-150mm, có nơi trên 200mm. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn.

 

Tại Thừa Thiên Huế, đến 14h ngày 12/10 toàn tỉnh hiện có 2.062 phương tiện/11.350 lao động hoạt động thuỷ sản, đã vào neo đậu tại bến (có 2 phương tiện/8 lao động ngoại tỉnh). Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã ban hành lệnh cấm đi biển, quản lý chặt số ghe thuyền bãi ngang ven biển.

Toàn tỉnh có 56 hồ chứa thủy lợi, 11 hồ thuỷ điện đã đưa vào vận hành với tổng dung tích khoảng 2 tỷ m3, (theo quy hoạch có 13 hồ thuỷ điện, tổng công suất lắp máy là 459,3MW). Hiện nay mực nước các hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện trên địa bàn tỉnh đang vận hành đảm bảo an toàn, mực nước đang ở mức thấp và sẵn sàng, chuẩn bị đón lũ.

Tinh tiếp tục triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sẵn sàng ứng phó thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là phương án sơ tán dân an toàn trong thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” và đảm bảo phòng, chống dịch tại các địa điểm sơ tán, khu cách ly.

Tỉnh rà soát phương án sơ tán, di dời các hộ dân vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bão, lũ lụt, nước dâng do bão đến nơi an toàn 18.713hộ/64.743 khẩu. Trong đó, ưu tiên triển khai sơ tán các đối tượng dễ bị tổn thương: trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo để chủ động sơ tán đến nơi an toàn; thực hiện phòng chống bệnh COVID-19 khi sơ tán.

Tại điểm cầu tỉnh Thừa Thiên Huế

Kết luận cuộc họp, nhấn mạnh bão số 8 di chuyển nhanh, sức gió mạnh, từ tối và đêm mai, bão đã ảnh hưởng trực tiếp đến ven biển và đất liền nước ta, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ phải cấp bách triển khai các biện pháp ứng phó, “chúng ta không thể chủ quan”, các địa phương cần hết sức tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, bằng mọi cách giữ vững những kết quả đạt được trong công tác phòng chống thiên tai. Tính từ đầu năm đến nay, thiệt hại do thiên tai gây ra đã được hạn chế ở mức thấp. Số người tử vong do thiên tai khoảng 100 người trong khi bình quân nhiều năm là vào khoảng 400 người.

Vừa qua, công tác ứng phó với bão số 7 và mưa lũ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, bảo đảm an toàn tính mạng, giảm thiệt hại cho người dân. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý, cũng còn xảy ra một số thiệt hại đáng tiếc như sự cố tai nạn chìm 1 tàu đánh cá của tỉnh Thái Bình làm 1 người bị thiệt mạng; cháu bé thiệt mạng do bị rơi xuống suối ở Yên Bái và 1 người bị lũ cuốn khi đi qua ngầm tràn trong lũ.

“Công tác phòng chống càng căn cơ, càng tập trung thì thiệt hại càng giảm. Nếu chủ quan thì thiệt hại sẽ rất lớn”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, phải hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Năm nay, chúng ta đã chịu nhiều ảnh hưởng về mọi mặt bởi COVID-19, nếu thêm ảnh hưởng nữa của thiên tai thì sẽ càng khó khăn.

Qua nghe ý kiến phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó bão của các địa phương. “Các đồng chí đều triển khai rất bài bản, chi tiết, tỉ mỉ”.

Phó Thủ tướng yêu cầu, cần tiếp tục bám sát, nắm chắc tình hình, nhất là công tác kêu gọi tàu thuyền, khi vẫn còn tàu thuyền chưa về nơi trú tránh an toàn, cố gắng không để bà con vẫn ở trên biển khi bão số 8 đổ bộ vào.

Nhấn mạnh phương án sơ tán người dân là rất quan trọng, Phó Thủ tướng lưu ý việc sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm, dễ xảy ra sạt lở, đặc biệt là khu vực bị ảnh hưởng bởi bão số 7; sơ tán dân nhưng phải bảo đảm an toàn dịch bệnh, trong đó, tập trung bảo đảm an toàn cho các khu cách ly tập trung. Kiểm soát, hướng dẫn, hạn chế người dân đi lại qua vùng bão, lũ, tránh thiệt hại đáng tiếc về người do bất cẩn. Các địa phương cần quan tâm chăm lo việc trú tránh bão cho bà con khi di chuyển từ các tỉnh phía nam về quê như lo ăn uống, chỗ ở để sau khi hết bão, bà con có thể tiếp tục di chuyển.

Một việc nữa cần đặc biệt quan tâm là bảo đảm an toàn công trình hồ đập, đê điều (nhiều hồ nhỏ có thể đã đầy nước cần có phương án bảo đảm an toàn). Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết, không để bị động, bất ngờ.

Rút kinh nghiệm từ cơn bão số 7 khi xảy ra một số sự cố, dẫn đến chết người, Phó Thủ tướng nêu rõ, cần tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân, tránh chủ quan dẫn tới thiệt hại, sự cố đáng tiếc. Không chỉ cơ quan báo chí truyền thông mà cả hệ thống chính trị cần vào cuộc để tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng chống mưa bão.

Phó Thủ tướng giao Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai chủ động tổ chức các đoàn kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

 

https://thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.432.171
Truy cập hiện tại 316