Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
LỊCH TUẦN UBND XÃ QUẢNG THỌ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG DỊCH VỤ CÔNG QUỐC GIA
KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
SỞ, BAN, NGÀNH
HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
TRƯỜNG HỌC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
TRUNG TÂM GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KÊNH PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ THUỘC HỆ THỐNG GIÁM SÁT ĐIỀU HÀNH ĐÔ THỊ THÔNG MINH
THỪA THIÊN HUẾ: MỞ RỘNG VÀ PHÁT HUY HIỆU QUẢ RỪNG TRỒNG NGẬP MẶN TRÊN ĐỊA BÀN
Ngày cập nhật 12/09/2019
Rừng ngập mặn Rú Chá thu hút du khách gần xa

    Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương tại buổi làm việc với các Sở, ban ngành và địa phương về tiến độ thực hiện dự án hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và trồng rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh vào sáng ngày 12/9.

    Dự án đầu tư Phát triển rừng ven biển đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế có mục đích bảo vệ, trồng mới, phục hồi các hệ sinh thái ven biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm hạn chế cát bay, cát nhảy, xói lở, xâm nhập mặn, phòng chống thiên tai, bảo đảm an toàn cho vùng dân cư ven biển đầm phá góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
    Từ khi thực hiện Dự án đến nay, nhiều diện tích rừng trồng ngập mặn đã được hình thành. Cây phân tán được trồng tại các ao nuôi thủy sản của các hộ dân sinh trưởng phát triển tốt, góp phần chống sạt lở, hạn chế được tác động của sóng, bão lũ, bảo vệ ao nuôi trồng thủy sản, bờ phá, bờ sông, làm giảm được kinh phí tu bổ đê bảo vệ hàng năm.
    Cụ thể, về rừng tập trung, từ năm 2015 đến nay, Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức trồng được 421,2 ha/455,7 ha đạt 92,4% so với kế hoạch, gồm 255,0 ha rừng trồng trên cát, 125,0 ha rừng trồng ngập mặn và 41,2 ha rừng trồng ngập ngọt. Trong đó, diện tích rừng trồng trên cát sinh trưởng tốt, phần lớn diện tích này đã hoàn thành giai đoạn kiến thiết cơ bản, nhiều diện tích đã khép tán, có khả năng thành rừng.  Diện tích rừng trồng ngập ngọt đang trong thời kỳ chăm sóc, một phần diện tích bị ảnh hưởng do đợt nắng hạn kéo dài từ tháng 1 – 8/2019 làm cây bị chết, sinh trưởng kém. Diện tích rừng trồng ngập mặn sinh trưởng tốt, nhiều diện tích ở Hương Phong, Quảng Lợi đã khép tán thành rừng bước đầu đã phát huy được chức năng về phòng hộ, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, tạo hệ sinh thái bãi giống, bãi đẻ cho các loài thủy sản phát triển. Đặc biệt là phát triển mô hình du lịch sinh thái trên vùng đầm phá tam giang ở khu vực Hương Phong (Rú Chá diện tích mở rộng từ 3,14 ha lên gần 20 ha), Quảng Lợi (45,57 ha).
 
 
Rừng ngập mặn Rú Chá vào mùa thu
 
    Về trồng cây phân tán, đến hiện tại dự án đã cung cấp được 528.370 cây ngập mặn tương đương với 160 ha rừng trồng phân tán cho các xã thuộc vùng dự án. Cây phân tán được trồng tại các ao nuôi thủy sản của các hộ dân sinh trưởng phát triển tốt, góp phần chống sạt lở, hạn chế được tác động của sóng, bão lũ, bảo vệ ao nuôi trồng thủy sản, bờ phá, bờ sông, làm giảm được kinh phí tu bổ đê bảo vệ hàng năm. Ngoài ra trồng cây ngập mặn phân tán còn tạo ra các vành đai xanh xung quanh ao nuôi thủy sản, là nơi trú ẩn và cung cấp một nguồn thức ăn cho các loài tôm, cua, cá,… thu hút được các loài chim về trú ngụ, tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch sinh thái của địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ dân.
    Tại buổi họp, các đại biểu cũng đã dành thời gian trao đổi, thảo luận nhằm tiếp tục mở rộng, phát huy giá trị rừng trồng ngập mặn gắn liền với quyền lợi của người dân địa phương.
    Ông Phạm Ngọc Dũng, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tiến hành thực nghiệm mô hình nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn đã cho thấy hiệu quả kinh tế tốt hơn. Cụ thể, khi chưa có rừng, người dân thả nuôi 5 vạn tôm thì 1kg tôm được 50 con, tuy nhiên, khi hình thành rừng, 1kg tôm được 32 con. Ngoài ra, tận dụng nguồn thực vật phù du trong hệ sinh thái rừng, người dân giờ đây chỉ cần dùng 30% khối lượng thức ăn cho tôm so với trước đây. Qua đó cho thấy, tôm nuôi trong rừng ngập mặn to hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn.
 
 
Rừng ngập mặn thu hút được các loài chim về trú ngụ, tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch sinh thái của địa phương
 
    Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà cho biết, việc mở rộng diện tích rừng trồng ngập mặn là rất khả thi. Hiện nay, qua đi khảo sát một số địa phương thì người dân có nguyện vọng được chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản trong môi trường rừng ngập mặn. Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà chia sẻ, nếu người dân nuôi thủy sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn sẽ giúp vật nuôi phát triển tốt hơn, ít bệnh tật và mang lại hiệu quả kinh tế cao; vì vậy, nhiều người dân mong muốn chính quyền địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện để chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi tôm trong thời gian đến.
    Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, việc trồng rừng ngập mặn không chỉ bảo vệ đê biển, bảo vệ sản xuất nông nghiệp mà còn tạo nguồn sinh kế bền vững giúp người dân vùng ven biển của tỉnh phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nghiên cứu, mở rộng diện tích rừng trồng ngập mặn với tiêu chí liên tục, liền thửa nhằm hình thành hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích lớn, là lá phổi xanh cho tỉnh Thừa Thiên Huế; trong đó chú trọng vào các địa điểm có độ mặn cao để kết hợp, tạo điều kiện cho người dân nuôi trồng thủy sản. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cũng yêu cầu các đơn vị nghiên cứu, hình thành hệ thống giao thông đường thủy để phục vụ người dân phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch sinh thái ở nơi đây. 
 
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu kết luận tại buổi làm việc
Nguồn: https://thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.706.227
Truy cập hiện tại 3.747